Đắk Lắk tăng cường các biện pháp khống chế bệnh truyền nhiễm

21:31 28/07/2023 - Văn hóa xã hội
Đắk Lắk đang đối mặt với các loại bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp khi số ca mắc các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng liên tục tăng cao. Từ đầu tháng 7 đến nay, không ít bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, có trường hợp tử vong. Hiện ngành Y tế đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm khống chế , giảm thiểu sự lây lan.

400 trường hợp mắc chân tay miệng

Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận khoảng 400 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng, trong đó có 1 trường hợp tử vong.

Y tế tỉnh Đắk Lắk tìm những biện pháp, giải pháp khống chế dịch tay chân miệng cho trẻ em

Chỉ tính từ đầu tháng 7 đến nay, tại Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận số ca mắc bệnh gia tăng từ 300-400% so với cùng kỳ năm trước. Theo Khoa Nhi tổng hợp, những năm trước, bệnh tay chân miệng ít có ca nặng, nhưng năm nay số ca bệnh nặng tăng. Bệnh nhân chuyển độ nặng rất nhanh, diễn tiến khó lường nên các y bác sĩ tại khoa phải theo dõi sát sao sức khỏe của từng trẻ để xử trí kịp thời.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nay các ổ dịch tay chân miệng được ghi nhận tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Dự báo trong thời gian tới dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp nếu không có những biện pháp, giải pháp khống chế.

Để khống chế dịch bệnh tay chân miệng lây lan và đang có dấu hiệu gia tăng, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ em bằng cách thực hiện ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Ngành chức năng, các nhóm trẻ cần tổ chức làm vệ sinh môi trường, làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi của trẻ em. Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh lây lan cho các trẻ khác; tổ chức xử lý ổ dịch hiệu quả…

15/15 huyện, thành phố có ca mắc sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết đã ghi nhận một ca tử vong. Đó là trường hợp bệnh nhi 7 tuổi, tại thị xã Buôn Hồ. Ngày 4/7, bệnh nhi xuất hiện các triệu chứng sốt, có dùng thuốc nhưng không hạ. 2 ngày sau, bé được người nhà đưa đi khám tại một cơ sở y tế tại thành phố Buôn Ma Thuột và được chẩn đoán sốt xuất huyết và kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Đến ngày 8/7, trẻ đau bụng, tay chân lạnh, được người nhà đưa đến khám, nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đức Tâm và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Tại đây, bé được chuẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, đã xử trí dịch truyền và các thuốc hỗ trợ khác. Tuy nhiên, bệnh nhi tử vong với chẩn đoán viêm cơ tim cấp, sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4 tái sốc lần 1.

Ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết

Hiện, bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Số ca mắc sốt xuất huyết xuất hiện tại 15/15 huyện, thành phố với khoảng 800 trường hợp. Có nhiều trường hợp nặng vào viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết, chảy máu liên tục. 

Theo Khoa Nhi tổng hợp, để tránh cho trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết, cha mẹ cần chú ý không để các cháu bị muỗi đốt. Nếu có triệu chứng của bệnh thì phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được phân loại, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Lắk nguyên nhân gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn là do Đắk Lắk bước vào mùa mưa thuận lợi cho lăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường còn hạn chế, người dân còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng ngừa bệnh. Khi mắc bệnh người dân thường tự ý mua thuốc uống điều trị tại nhà, khiến bệnh diễn tiến nặng rất khó điều trị, nguy cơ tử vong cao. Các sở, ban, ngành, huyện, thành phố của tỉnh Đắk Lắk vẫn chủ quan, trông chờ vào ngành Y tế…

Hiện Sở Y tế Đắk Lắk đã cấp kinh phí cho tuyến huyện để tự mua hóa chất khử khuẩn. Hiện tại các huyện đã chủ động mua hóa chất để khống chế trong trường hợp ổ dịch lớn. Đối với các ổ dịch nhỏ, ngành Y tế tuyên truyền người dân tự vệ sinh môi trường, nhà cửa.

Thời gian tới, để hạn chế thấp nhất số ca mắc sốt xuất huyết, ngành Y tế tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Ngành tăng cường công tác điều trị chuẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả dứt điểm ca bệnh.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top