Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Chủ tịch nước khai bút đầu xuân tại Khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi

Nhân dịp xuân mới Giáp Thìn 2024, ngày 18/2, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới dâng hương và dự lễ khai bút đầu xuân tại Khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu thực hiện nghi thức khai bút đầu Xuân năm 2024 tại Khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi_Ảnh: Thống Nhất

Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, lúc nhỏ ở với ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán trong kinh thành Thăng Long. Sau khi ông ngoại mất, Nguyễn Trãi về làng Ngọc Ổi, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam xưa (nay là thôn Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) ở và học tập cùng cha. Từ vùng quê nghèo Thượng Phúc, Nguyễn Trãi học hành, rèn chí, luyện tài để phò vua, giúp nước, trở thành bậc khai quốc công thần triều Lê, người có nhiều công lao đóng góp trong lịch sử dân tộc.

Đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân và du khách, dự án Khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã được khởi công vào ngày 14/11/2022, đến nay đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính. Khu lưu niệm được lãnh đạo thành phố Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thường Tín dành nhiều tâm huyết để xây dựng với mục đích tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của cụ Nguyễn Trãi trên chính quê hương và đặc biệt là giáo dục tinh thần đoàn kết, khơi dậy truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Trước anh linh anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn đại biểu đã thành kính dâng hương, tưởng nhớ công lao to lớn Ức Trai tiên sinh, một danh nhân văn hoá kiệt xuất, một nhà tư tưởng vượt thời đại, một nhà chính trị, chiến lược quân sự, ngoại giao lỗi lạc.

Viết lưu bút tại đây, Chủ tịch nước khẳng định sẽ luôn khắc ghi lời dạy của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, nỗ lực không ngừng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước một lòng phục vụ nhân dân, xây nền thái bình muôn thuở.

Chủ tịch nước cũng dự lễ khai bút đầu xuân với chủ đề: Thủ đô Hà Nội: “văn hiến - văn minh - hiện đại” và thực hiện nghi thức khai bút đầu xuân. Việc khai bút đầu xuân từ lâu đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Lễ khai bút đầu xuân là nét văn hóa đẹp của vùng đất danh hương Thường Tín có truyền thống hiếu học, khoa bảng. Đây là hoạt động có ý nghĩa như là hiệu lệnh động viên, khuyến khích toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn đề cao việc học, thi đua lao động, sản xuất.

Những nét chữ đầu tiên của năm mới thường gửi gắm mong muốn về những điều tốt lành, may mắn, hạnh phúc, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần thúc đẩy tinh thần hiếu học, xây dựng trí tuệ con người Việt Nam.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top