Phát triển công nghệ làm nền tảng cho ngành thông tin-truyền thông

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết sự hội tụ cả 5 lĩnh vực của ngành (gồm bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản-in và phát hành) mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho công tác quản lý nhà nước trong đảm bảo an toàn thông tin, chất lượng thông tin phù hợp với lợi ích xã hội, bảo vệ thông tin cá nhân và chủ quyền số quốc gia.
Tại hội thảo “Thành tựu và định hướng phát triển ngành thông tin và truyền thông" tổ chức sáng 16/8, ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh tới những thách thức với sự phát triển của ngành. Cụ thể, kết cấu hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển tốt, hiện đại nhưng chưa thực sự đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao, hiệu quả đầu tư còn bất cập, chồng chéo.

Ngành công nghệ thông tin phát triển còn manh mún, thiếu công nghiệp hỗ trợ, chưa xác định được những sản phẩm đặc thù có khả năng xâm nhập và cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội, cơ quan, doanh nghiệp còn thiếu và yếu. Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tần suất tấn công mạng và mức độ phức tạp ngày càng cao.

Trong bối cảnh thông tin qua mạng Internet nhanh, hệ thống báo chí nhiều về số lượng nhưng chất lượng nhiều tờ báo, tạp chí chưa đáp ứng yêu cầu, gây lãng phí nguồn lực của xã hội. 

Bên cạnh đó, ngành xuất bản, in, phát hành vẫn gặp nhiều khó khăn. Đa số nhà xuất bản hoạt động kinh doanh cầm chừng, thậm chí thua lỗ.

Để Việt Nam có thể hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng công nghệ số, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đã nêu định hướng phát triển trong giai đoạn 2016-2020. 

Cụ thể, với lĩnh vực bưu chính, cần hoàn thiện pháp luật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bưu chính. Ngành viễn thông cần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước theo hướng hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. 

Với lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam cần tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư và tăng cường hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp điện tử; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mô hình quản lý, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân lực. Việt Nam cũng cần xây dựng các thế hệ ứng dụng thông minh như thành phố thông minh, giao thông thông minh, tiến tới hình thành xã hội thông minh.

Với lĩnh vực báo chí, Việt Nam cần tập trung nguồn ngân sách theo cơ chế đặt hàng cho các cơ quan báo chí có thương hiệu, tính chính trị, tính định hướng cao để có được những ấn phẩm hấp dẫn; hệ thống phát thanh-truyền hình đổi mới theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện. 

Với lĩnh vực xuất bản, in và phát hành, các đơn vị cần hiện đại hóa cơ sở vật chất, từng bước nâng cấp và hiện đại hóa về mặt công nghệ, phương tiện kỹ thuật cho các nhà xuất bản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xuất bản; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác in và phát hành; rà soát, tái cơ cấu các cơ sở in.

Hội thảo “Thành tựu và định hướng phát triển ngành thông tin và truyền thông" là một trong những hoạt động nhân dịp lần đầu tiên kỷ niệm Ngày thành lập ngành thông tin và truyền thông (28/8)./.
 
Nguồn: Vietnamplus
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top