Online Friday 2023: Đặt mục tiêu 3 triệu đơn hàng, đảm bảo quyền lợi  người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến

13:23 16/11/2023 - Kinh tế
Bộ Công Thương vừa chính thức công bố thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023. 

Theo đó, trên phạm vi toàn quốc, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ được Bộ Công Thương tổ chức từ ngày 27/11/2023 đến ngày 03/12/2023 và Chương trình 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023 sẽ bắt đầu diễn ra từ 0 giờ thứ Sáu ngày 01/12/2023 đến 12 giờ ngày 03/12/2023 trên TikTok.

Online Friday 2023 đặt mục tiêu 3 triệu đơn hàng, đảm bảo quyền lợi  người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến.

Trong 10 năm qua, Online Friday đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng thông qua các chương trình khuyến mại thực chất, các chương trình đồng hành nghiêm túc của các nhãn hàng, doanh nghiệp, sàn TMĐT lớn và các nền tảng hỗ trợ bán hàng. Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday đã trở thành một sự kiện rất quen thuộc của doanh nghiệp và người dân trên cả nước. Chương trình này được người tiêu dùng xem như “mùa mua sắm trực tuyến đặc biệt” trong năm. 

Online Friday 2023 đặt mục tiêu tiếp cận khoảng 1 tỷ lượt xem trên các nền tảng của chương trình, 3 triệu đơn hàng được chốt, 10 triệu người tiếp cận với Chương trình, 500 nhãn hàng và 3000 doanh nghiệp tham gia trong 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023, Ban tổ chức Chương trình kỳ vọng chương trình năm nay sẽ là một điểm sáng trong bức tranh chung của lĩnh vực thương mại điện tử, cũng như kinh tế số tại Việt Nam nói chung và điểm nhấn đánh dấu 10 năm chương trình được tổ chức.

Quang cảnh họp báo công bố Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023. 

Đặc biệt, năm nay Ban tổ chức chương trình đã có những kế hoạch hành động thiết thực và kịp thời hướng tới bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến. Cụ thể, ngay tại sự kiện cơ quan quản lý và các sàn TMĐT, trung gian thanh toán, ngân hàng… sẽ cam kết chung tay xây dựng thị trường thương mại điện tử bền vững trong Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday.

Từ sự chung tay này, các sàn TMĐT, doanh nghiệp sản xuất sẽ có sự cộng hưởng để tạo ra hệ sinh thái bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời cùng nhau triển khai nhiều giải pháp cam kết về chất lượng hàng hóa để mang lại trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng và mua sắm.“Một khi tạo được niềm tin cho người người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến, doanh nghiệp cũng sẽ có thêm cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ trên các nền tảng thương mại điện tử, mở rộng thị trường cũng như được tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm qua môi trường trực tuyến, ứng dụng các giải pháp số chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.” Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chia sẻ.

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát biểu tại sự kiện.

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia năm nay, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng phối hợp Báo Công Thương, các Cục/Vụ chức năng, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Hiệp hội ngành hàng, Văn phòng phẩm Deli, các nhãn hàng, doanh nghiệp, sàn TMĐT lớn và các nền tảng hỗ trợ bán hàng như TikTok Shop, Shopee, Lazada, Tiki, VNPAY, ZaloPay, Viettel Post, VnPost, Access Trade… tổ chức các hoạt động cụ thể như: Hội nghị Phát triển thương mại điện tử Việt Nam; sự kiện trực tuyến 60h mua sắm trên các nền tảng trực tuyến tại Việt Nam; lễ hội trải nghiệm TMĐT và âm nhạc tại phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội; các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, trải nghiệm đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý thông qua Hệ sinh thái số tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử…

Nam Hải

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/11, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.
Trong bối cảnh kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với rất nhiều sự thay đổi và mới mẻ, chuyển đổi số là con đường tất yếu của tất cả các cơ quan báo chí và không phải bắt đầu từ vấn đề công nghệ, mà trước hết phải bắt đầu từ chuyển đổi tư duy, đặc biệt là tư duy người lãnh đạo; đồng thời, đòi hỏi cách tiếp cận chính sách và phát triển thể chế phù hợp để đón nhận các mô hình báo chí mới, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xu thế “chuyển đổi số”được coi là sự tiếp cận bắt buộc đối với tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Dĩ nhiên, báo chí không thể nằm ngoài trục xoay đó. Mục tiêu chính của chuyển đổi số báo chí là xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, làm đúng chức năng vai trò thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự đổi mới của đất nước. Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí không đơn giản là việc chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang hình thức số hóa, mà còn mang lại những cơ hội mới cho sự phát triển của ngành báo chí trong tương lai
Ngày 22/10, lễ trao giải Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Hà Nội. Cuộc thi do Ban Chỉ đạo 35 Trung ương chỉ đạo, phân công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top