Nhiếp ảnh gia Nick Út và "Em bé Napalm" gặp mặt tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Ngày 31/10, lần đầu tiên tác giả bức ảnh “Em bé Napalm” – Nick Út và nhân vật trong bức ảnh - bà Kim Phúc hội ngộ trong sự kiện “Nick Út - Em bé Napalm: Gặp gỡ 50 năm (1972-2022)” tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Quang cảnh sự kiện Nick Út - Em bé Napalm: Gặp gỡ 50 năm (1972-2022), nhân kỷ niệm 50 năm bức ảnh “Em bé Napalm” ra đời.

Đây là hoạt động do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm bức ảnh “Em bé Napalm” ra đời.

Mở đầu buổi gặp gỡ, nhiếp ảnh gia Nick Út đã nhớ về hình ảnh của bé Kim Phúc khi chỉ 9 tuổi, thời điểm cách đây đã 50 năm: “Tôi luôn nhớ hình ảnh của bé Kim Phúc khi mới 9 tuổi. Thời điểm đó tôi vừa chụp vừa khóc và khi giúp cô bé. Tôi nhủ lòng không được bỏ đi để đưa Phúc vào viện, trong khi mọi người ở đó đã bỏ đi hết”.

Bên cạnh đó, nhiếp ảnh gia Nick Út hạnh phúc vì bức ảnh không chỉ có sức ảnh hưởng lớn trong chiến tranh mà còn có giá trị đến thời điểm hiện tại. Bức ảnh vẫn tiếp tục xuất hiện trong nhiều cuộc biểu tình trên thế giới, như một biểu tượng chống chiến tranh.

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, nhân vật chính trong bức ảnh “Em bé Napalm” - Phan Thị Kim Phúc bày tỏ sự cảm ơn, cảm động khi lần đầu tiên hai người gặp nhau tại Hà Nội và được sự quan tâm lớn từ Bảo tàng Báo chí Việt Nam cũng như truyền thông.

“Em bé Napalm” - bức ảnh chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972 về bé Phan Thị Kim Phúc và những bé khác đang gào khóc chạy ra đường dưới trận bom napalm tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Bức ảnh “Em bé Napalm” đã được tờ New Statesman bình chọn là bức ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại. Đây là bức ảnh làm thay đổi cuộc đời nhiếp ảnh gia Nick Út và Kim Phúc đồng thời góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam...

Nhiếp ảnh gia Nick Út và bà Phan Thị Kim Phúc cùng các đại biểu tham quan tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Nick Út, tên thật là Huỳnh Công Út, SN 1951 là phóng viên ảnh cho hãng thông tấn Associated Press (AP) của Mỹ. Ở độ tuổi 20, Nick Út là phóng viên ảnh chiến trường của AP tác nghiệp tại chiến tranh Việt Nam.

“Em bé Napalm”, bức ảnh chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972 về bé Phan Thị Kim Phúc và những bé khác đang gào khóc chạy ra đường dưới trận bom napalm tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Tác phẩm đã mang đến cho Nick Út giải Pulitzer và đã được tờ New Statesman bình chọn là bức ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại. Đây là bức ảnh làm thay đổi cuộc đời ông và Kim Phúc, đồng thời góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Vào tháng 6/2018, nhiếp ảnh gia Nick Út đã trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam 2 chiếc máy ảnh, 52 tài liệu ảnh gốc do ông chụp tại chiến trường Việt Nam và một số bức ảnh tác giả chụp tại Việt Nam sau năm 1975.

Hiện nay, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, bức ảnh “Em bé Napaml” được trưng bày trang trọng cùng với câu chuyện xúc động khi nhà báo Nick Út đưa bé Kim Phúc lúc đó mới 9 tuổi vào bệnh viện và em đã được cứu sống. 50 năm qua là hành trình Kim Phúc chữa lành vết thương chằng chịt trên da thịt.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam tặng hoa cho các đại biểu tại chương trình.

Ở lần trở lại này, nhà báo Nick Út đã hiến tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam một số hiện vật ông đã sử dụng trong quá trình tác nghiệp những năm 1970, trong đó có chiếc bi đông nước ông dùng để làm dịu vết thương của Kim Phúc.

Nam Nguyễn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top