
Nhà phát triển công nghệ vaccine mRNA giật giải “Nobel của Mỹ”
Hai nhà nghiên cứu phát triển công nghệ mRNA - nền tảng của các loại vaccine COVID-19 hiện hành đã được trao tặng giải thưởng mệnh danh là “Nobel của Mỹ”.
Tiến sĩ Drew Weissman và Katalin Kariko của Đại học Pennsylvania. Ảnh: Đại học Pennsylvania
Tiến sĩ Drew Weissman và Katalin Kariko của Đại học Pennsylvania mới đây đã được trao tặng giải thưởng nghiên cứu y tế Lasker năm 2021 cho công trình phát triển công nghệ RNA của họ. Đây là một giải thưởng danh giá đã ra đời từ năm 1945 và được ưu ái mệnh danh là giải “Nobel của Mỹ”. Giải thưởng này đi kèm với một khoản tiền thưởng trị giá 250.000 USD.
Công nghệ mRNA đã được cấp phép để trở thành nền tảng sản xuất vaccine cho 2 hãng dược phẩm lớn là Moderna và Pfizer BioNtech. Công nghệ RNA được đánh giá là mang lại tính an toàn cao và tốc độ đáp ứng nhanh hơn so với các phương pháp tạo ra vaccine khác. Chúng không đe dọa tới sự toàn vẹn của gen hay ẩn chứa bất kỳ nguy hiểm nào với người nhận như công nghệ DNA truyền thống.
Quỹ Lasker chia sẻ: “Bước đột phá này đã cho phép các hãng dược phẩm phát triển vaccine COVID-19 một cách nhanh chóng và cho hiệu quả cao. Ngoài việc cung cấp một công cụ để dập tắt đại dịch nhanh chóng, công nghệ này còn thúc đẩy bước phát triển của phương pháp phòng ngừa và điều trị của một loạt chứng bệnh khác".
Theo VTV


Thuật toán trí tuệ nhân tạo có thể đoán gương mặt của con người qua giọng nói

Mũi vaccine thứ 4 ngừa COVID-19 giúp giảm 78% nguy cơ tử vong

5 xu hướng thực phẩm bạn nên chú ý trong năm 2022

Facebook bổ sung tính năng mới ngăn tin giả phát tán trong nhóm

Người nhiễm biến thể Omicron ít có nguy cơ tái nhiễm trong vài tháng

Kỳ vọng về vaccine mới vừa chống cúm mùa vừa phòng COVID-19

Chế tạo thành công máy phát hiện Covid-19 nhanh qua hơi thở

Phát triển Đài PT-TH Nghệ An theo hướng chuyển đổi số

Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu trong sản xuất công nghiệp và y tế

Phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 chứa đột biến lạ
