Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Mỗi bức tranh là một câu chuyện, là cả tấm chân tình”

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tâm sự: “Ngành mỹ thuật có rất nhiều thể loại tranh, nhưng đơn giản là tôi thích vẽ tranh chân dung nhất. Tôi vẽ chân dung những người bằng hữu, những người bè bạn mà tôi có tình cảm, khi cọ vẽ được đưa trên giấy tôi như đang trò chuyện với họ, mỗi bức tranh đều có một câu chuyện riêng và cũng là cả một tấm chân tình giữa họ và tôi......”

Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dự triển lãm tranh của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

Được biết, từ tháng 4/2021, trong thời gian điều trị bệnh tai biến và bị cách ly do đại dịch Covid-19, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã quyết tâm “Cách ly dịch nhưng không cách ly bút”. Ông vẫn viết văn, viết báo, in sách, giảng dạy trực tuyến… và đặc biệt yêu thích việc vẽ chân dung các đồng nghiệp, cho ra đời khoảng 400 bức chân dung. Tranh áp - phích tuyên truyền chống dịch của ông đã được một số báo đài và tạp chí in làm trang bìa và giới thiệu trân trọng; nhà thiết kế Minh Hạnh đã đem các họa tiết chống dịch này in trên các mẫu áo dài thời trang và ra mắt công chúng.

Tuy chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiệp dư, nhưng tranh của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân vẫn được nhiều độc giả đánh giá cao bởi nét vẽ chân tình mà thấm đẫm trong đó là cả một sự lạc quan yêu đời cũng như bản lĩnh vượt qua thời khắc khó khăn.

Trong buổi triển lãm tranh tổ chức mới đây tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã có những giây phút “tọa đàm”, chia sẻ hết sức thân mật, gần gũi cùng các đồng nghiệp, phóng viên và những sinh viên trẻ.

Triển lãm tranh của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

Phóng viên: “Thưa nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, vì lý do gì mà ông chọn vẽ tranh chân dung thay vì vẽ những thể loại tranh khác như tranh phong cảnh, tranh ký họa, tranh tĩnh vật.... Và điều gì giúp ông tạo nên những tác phẩm có hồn như vậy?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Ngành mỹ thuật có rất nhiều thể loại tranh, nhưng đơn giản là tôi thích vẽ tranh chân dung nhất. Tôi vẽ chân dung những người bằng hữu, những người bè bạn mà tôi có tình cảm, khi cọ vẽ được đưa trên giấy tôi như đang trò chuyện với họ. Cảm giác như tôi được kể chuyện, kể những tương tư tình cảm của mình qua bức tranh vậy. Vì tôi tin ai trong số chúng ta cũng có câu chuyện riêng, hơn nữa, khi tôi vẽ những người bạn và tặng họ bức tranh ấy, tình cảm giữa chúng tôi lại càng thêm sâu đậm hơn. Vẽ tranh phong cảnh, vẽ tĩnh vật cũng có cái đặc sắc của nó đấy, nhưng khi đem tranh làm một món quà thì tôi thấy chẳng có ý nghĩa gì cả, còn những bức tranh chân dung-đó là cả một con người,một người bạn của tôi, chứa đựng trong đó là cả một tấm chân tình mà tôi dành tặng cho người ở trong bức tranh ấy...”

Phóng viên: “Được biết buổi triển lãm này gồm những bức tranh bác "chắp bút" với nội dung "nhà báo vẽ nhà báo". Theo một số thông tin thì đây là nhân dịp sinh nhật lần thứ 68 của bác. Vậy tại sao đến nhân dịp sinh nhật lần thứ 68 bác mới mở cuộc triển lãm này, phải chăng con số 68 có ý nghĩa hết sức đặc biệt với bác, hay đó là một ước mơ bác đã ấp ủ từ lâu mà chỉ đến năm nay mới có dịp thực hiện...?”

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Tôi phải thú thực rằng năm nay tôi cũng đã có tuổi, thế nhưng tâm hồn tôi vẫn còn trẻ lắm. Mỗi năm sinh nhật tôi lại đều có một “trò vui” mới mà năm nay như mọi người đã thấy, đó là tôi tổ chức họp báo triển lãm tranh. Bản thân tôi luôn quan niệm rằng mình là một “người đặt nền móng”, một “người xếp gạch” cho chính cuộc đời của tôi. Mỗi năm qua đi, tôi đều đặt thêm 1 viên gạch cho công trình mang tên “cuộc đời” ấy... mỗi viên gạch tuy nhỏ nhưng nhiều viên sẽ tạo nên một công trình to lớn, vĩ đại!”

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân giao lưu trò chuyện cùng những phóng viên ký giả trẻ tuổi.

Phóng viên: “Buổi khai mạc triển lãm hôm nay của bác đã vô cùng thành công, đặc biệt hôm nay lại là sinh nhật lần thứ 68 của bác, vậy có lẽ đây sẽ là một sinh nhật mà bác không thể nào quên?”

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Bản thân tôi đã có những ước mơ ấp ủ một ngày tổ chức được một buổi triển lãm tranh tôi vẽ, nơi tôi có thể mời những người anh em, những người bằng hữu đã đồng hành cùng tôi suốt thời trai trẻ cho tới lúc nghỉ hưu tới tham gia, nơi tôi được ngồi và giao lưu cùng những ký giả nhà báo khác, cũng như những người sinh viên trẻ tuổi ở dưới kia.... Nhưng những năm tháng gần đây khó khăn cho tôi quá, tôi bị tai biến, sức khỏe không tốt cũng như tình hình dịch bệnh căng thẳng làm ước mơ ấy bị trì hoãn rất nhiều lần. Nhưng hôm nay tôi đã hoàn thành được cái tâm nguyện, cái ước mơ ấy(cười). Chắc chắn rồi, tôi sẽ không bao giờ quên cái sinh nhật này.”

Triển lãm tranh của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân thu hút được rất nhiều du khách là các phóng viên, nhà báo, sinh viên

Phóng viên: “Được biết bác đã về hưu từ năm 2015, nhưng từ đó đến nay, năm nào bác cũng vẫn luôn rất tích cực hoạt động trong ngành báo. Phải chăng vì tình yêu với nghề, bác sẽ không bao giờ “thật sự nghỉ hưu”? Và trong tương lai, dự định của bác là gì?”

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Có lẽ là đúng như vậy thật, tình yêu với nghề của tôi to lớn quá chăng? Cứ nói là nghỉ hưu rồi nhưng từ đó đến nay chưa bao giờ tôi thật sự nghỉ hưu cả. Mỗi khi bản thân muốn nghỉ ngơi, dưỡng già cho đúng với người đã nghỉ hưu mà khó khăn quá. Chắc cơ thể tôi bây giờ muốn nghỉ thì bản thân tôi cũng không cho phép, như tôi đã chia sẻ, mỗi ngày, mỗi tháng mỗi năm tôi đều sẽ vẫn tiếp tục xây những viên gạch cho “công trình” ấy. Tôi sẽ vẫn cống hiến.....”

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chụp ảnh cùng sinh viên lớp Báo Ảnh K40, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Kết thúc buổi tọa đàm, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân khẳng định, bản thân sẽ còn nhiều hoạt động, dự định trong tương lai. Ông hy vọng rằng những chia sẻ của ông sẽ phần nào truyền cảm hứng cho thế hệ nhà báo trẻ sau này tiếp bước trên con đường báo chí nước nhà.

Hoàng Lân

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top