Nghệ thuật đa giác quan “Dấu thiêng Hà Nội” tái hiện vẻ đẹp hoàng kim của nghệ thuật Tuồng

11:26 17/11/2024 - Văn hóa
Bắt nguồn từ hình thức biểu diễn cung đình, nghệ thuật Tuồng dần dần trở thành một nét văn hóa đại chúng, lan tỏa đến những miền quê, làng mạc và trở thành món ăn tinh thần của người dân Việt Nam qua hàng trăm năm. Chương trình nghệ thuật đa giác quan “Dấu thiêng Hà Nội” diễn ra tại Rạp Hồng Hà vào các ngày 11, 14, 15, 16/11/2024 vừa qua mang tới không gian của những câu chuyện văn hoá - lịch sử đầy hào hùng một thời, đưa khán giả tìm lại ký ức một thời vàng son của nghệ thuật Tuồng.

Từ thuở kinh thành Thăng Long cho tới nay, Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất cả nước với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Vùng đất lành vốn đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những vị anh hùng, những lễ hội mang đậm màu sắc lịch sử… Vì vậy, để hưởng ứng lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024, Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt chương trình nghệ thuật đa giác quan “Dấu thiêng Hà Nội” nhằm giới thiệu và phổ cập đến giới trẻ hình ảnh nghệ thuật tuồng đầy sống động và phong phú của bản sắc văn hóa Việt Nam.

Diễn viên đóng vai Hồ Nguyệt trong trích đoạn"Hồ Nguyệt cô"

Với chủ đề “Ký ức Hà Nội”, chương trình nghệ thuật tập trung khai thác hình ảnh Tuồng - một loại hình sân khấu truyền thống thân thuộc trong ký ức của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Chương trình gồm 3 trích đoạn Tuồng kinh điển được lồng ghép thành một câu chuyện hoàn chỉnh, đó là câu chuyện của chính nhân vật Tuồng kể lại. Ba trích đoạn cụ thể là: Ngũ biến, Hồ Nguyệt cô hóa cáo, Ôn Đình chém Tá.

Bên cạnh đó, chương trình còn đem đến cho khán giả trải nghiệm đa giác quan với phần ánh sáng, phục trang và dàn nhạc chất lượng, khẳng định chặng đường 65 năm gắn bó, lưu giữ và phát triển nghệ thuật Tuồng của tập thể Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Khán giả trẻ thể hiện sự hào hứng khi chụp ảnh kỷ niệm cùng các diễn viên sau buổi biểu diễn

Ngày nay, mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các loại hình giải trí hiện đại, nhưng tuồng vẫn giữ được giá trị quan trọng, giúp người trẻ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa, và nghệ thuật truyền thống của dân tộc. “Dấu thiêng Hà Nội” không chỉ là một buổi trình diễn, mà còn là hành trình kết nối quá khứ và hiện tại, đưa niềm tự hào của cha ông nhiều thế hệ xưa kia tiếp cận gần hơn với khán giả trẻ hiện nay.

Nghệ thuật Tuồng vẫn đang và sẽ không ngừng tìm cách để hòa nhập và phát huy sức hút giữa những thế hệ mới, duy trì vẻ đẹp vượt thời gian của mình trong lòng người yêu nghệ thuật.

Kiều Ly - Minh Phương

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top