
Nâng cao truyền thông về bình đẳng giới, chống bạo hành phụ nữ, trẻ em
Tại Việt Nam, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn là một vấn đề bức xúc và đầy thách thức, bất chấp nhiều nỗ lực các cấp, ban ngành nhằm giải quyết vấn đề này trong thời gian qua.
Nâng cao truyền thông về bình đẳng giới, chống bạo hành phụ nữ, trẻ em_ Ảnh: TL
Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy ở Việt Nam 62,9% phụ nữ phải chịu một hoặc nhiều hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và 31,6% phụ nữ phải chịu các hình thức bạo lực này trong 12 tháng qua.
Hình thức bạo hành thể chất đối với phụ nữ trong gia đình dễ phát hiện nhất nhưng hậu quả lại đau thương nhất. Nhiều chị em bị đánh đập dẫn đến tử vong hoặc mất trí nhớ. Chẳng hạn, vụ bạo hành về thể chất điển hình gần đây là trường hợp chị H.T.N 49 tuổi ở Quảng Ngãi. Chị bị chồng đánh vỡ sọ, tử vong chỉ vì ốm đau không đi làm kiếm tiền nuôi chồng con. Cái chết thương tâm của chị để lại nhiều xót thương cho cuộc đời bất hạnh do chính người chồng gây ra.
Một trường hợp khác là chị N.T.H bị chồng H.V.T ở phường Long Bình, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh bạo hành 10 năm. Chị bị tổn hại, suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần; bản thân chị không có khả năng tự vệ; chỉ đến khi chị bị thương tích nghiêm trọng phải đi cấp cứu thì người phạm tội mới bị nghiêm trị.
Không chỉ trong gia đình, những người phụ nữ cũng có thể bị bạo hành ngoài xã hội, ngày 25/2 vừa qua, thông tin từ Công an TP. Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, đang vào cuộc điều tra vụ bà N.T.T., công chứng viên tại một văn phòng công chứng ở P. Hoành Bồ (TP. Hạ Long), nhập viện vì bị một người đàn ông đá sưng mặt. Không chỉ dùng động tác đá vào mặt xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nạn nhân, người đàn ông này còn nhổ bọt vào mặt nạn nhân. Nữ công chứng N.T.T đã phải nhập viện và cầu cứu lên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh.
Xét ở góc độ chế tài pháp luật hiện nay, tuỳ thuộc vào hành vi bạo lực với phụ nữ trẻ em, pháp luật đã có những biện pháp trừng phạt thích đáng, có hai mức độ truy cứu trách nhiệm của đối tượng thực hiện hành vi vi phạm bạo lực gia đình. Một là, người thực hiện hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ - CP với mức phạt tối đa có thể lên đến 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức, tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm sẽ có những mức phạt cụ thể. Hai là, người bạo hành phụ nữ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm học phạt từ lên đến 5 năm (theo quy định tại Điều 185, Bộ Luật Hình Sự năm 2015), và tuỳ thuộc vào hành vi đối tượng có hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử lý với tội danh khác.
Tóm lại, trong bối cảnh kỷ nguyên số hiện nay, các ngành, các cấp cần nâng cao hơn nữa công tác truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo hành giới đối với phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng chuyên ngành, báo chí bằng nhiều hình thức khác nhau tiếp tục phản ánh thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam một cách thực chất, đầy đủ, khách quan. Sử dụng thông tin từ mạng xã hội làm một nguồn tin phục vụ công tác điều tra, thẩm định thông tin. Tìm mọi giải pháp tăng cường số lượng, chất lượng tin bài truyền thông về bình đẳng giới trên các phương tiện báo, đài một cách đa dạng, phong phú… hỗ trợ, bảo vệ đưa tiếng nói phụ nữ, trẻ em lên báo chí một cách mạnh mẽ.
Tuấn Hữu


Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí

Tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách có thêm trải nghiệm về hệ thống biên lai điện tử

Hà Nội dự kiến mức thu học phí mới ở mức sàn theo quy định của Chính phủ

Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong xây dựng Đảng về đạo đức

Nâng cao năng lực của đội ngũ phóng viên trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Giới thiệu bộ sách Dược thư Việt Nam và ứng dụng tem thông minh cho xuất bản phẩm

Du lịch nông nghiệp - Giải pháp hiệu quả phát triển nông thôn

Thay đổi nhận thức, hướng đến giao thông xanh, an toàn

Hà Nội: 19 cá nhân trúng thưởng trong chương trình “Hóa đơn may mắn”

Tháng Năm - Hải Phòng rộng dài, rực sáng…
