Nâng cao chất lượng chương trình trò chơi cho trẻ em trên truyền hình

21:53 08/09/2023 - Diễn đàn
Trong xu thế truyền thông đa phương tiện hiện nay, việc lựa chọn sản xuất một format chương trình hay và thu hút khán giả là trách nhiệm của người làm truyền hình. Chính vì vậy, để các chương trình trò chơi trí tuệ dành cho đối tượng này phải được xây dựng một cách bài bản nhằm nâng cao chất lượng chương trình trò chơi cho trẻ em trên truyền hình.
Đa dạng các chương trình giải trí trên truyền hình
Trong môi trường chuyển đổi số như hiện nay, trẻ em có thể lựa chọn hàng ngàn các chương trình có nội dung và hình thức thể hiện hấp dẫn nên sự dễ dãi trong cách làm, hời hợt trong ý tưởng luôn có thể đẩy chương trình đến ngõ cụt. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải từng bước nâng cao được chất lượng và sức thu hút của các chương trình trên truyền hình một cách có hiệu quả. Như vậy, những chương trình trò chơi trí tuệ trên truyền hình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ nhỏ cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Việc tạo ra được những format mới của các chương trò chơi trí tuệ cho trẻ em đã góp phần làm đa dạng thêm các chương trình giải trí nói chung trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Đa số các chương trình đều gây được sự chú ý nhất định và được khán giả biết đến nhất là các em nhỏ. 
 
Chương trình Trạng nguyên nhí
Đặc biệt, hiện nay khi các em nhỏ có thể lựa chọn rất nhiều các nội dung giải trí trên Internet, khả năng cạnh tranh của các chương trình trò chơi trí tuệ cho trẻ em trên truyền hình ngày càng trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, các nhà tổ chức sản xuất (TCSX) cũng đã không ngừng sáng tạo và tìm ra được những format mới lạ độc đáo về gameshow trí tuệ trên kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Không chỉ vậy, đây là những gameshow không chỉ mang tính giải trí mà còn có tính giáo dục cao, giúp cho người chơi có thể rèn luyện và nâng cao kiến thức một cách hiệu quả. Chẳng hạn như đối với chương trình Vua tiếng Việt – đây là sân chơi giúp bồi đắp thêm tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, AloEnglish lại là sân chơi để các em nhỏ rèn luyện được khả năng tiếng Anh của mình. 
Chương trình AloEnglish
Chia sẻ về chương trình AloEnglish, anh Dương Ngọc Đức, thành viên ban cố vấn của chương trình và đại diện thương hiệu của Alokiddy đánh giá rằng chương trình thực sự bổ ích, hấp dẫn và hơn hết AloEnglish đã giúp truyền cảm hứng học tiếng Anh đến các trẻ em. Chương trình luôn đề cao sự kết hợp giữa yếu tố giáo dục và giải trí. Bằng việc lồng ghép những bài học tiếng Anh thông qua các trò chơi sinh động, lý thú. Khi đó các em nhỏ sẽ thu nhận được những kiến thức tiếng Anh, các kĩ năng mềm vừa có những giây phút giải trí thú vị sau những giờ học căng thẳng.
Có thể nói, sự phát triển của các thiết bị máy móc hiện đại đã đóng góp không nhỏ vào việc sản xuất các chương trình trò chơi trí tuệ cho trẻ em trên Đài Truyền hình Việt Nam. Theo đó, chất lượng hình ảnh sống động, sắc nét hơn, âm thanh chân thực hơn. Đồng thời, với những kỹ xảo và đồ họa tân tiến cũng làm cho khâu hậu kỳ được sáng tạo hơn để đem lại hiệu ứng về hình ảnh và âm thanh độc đáo. Khi khảo sát về chất lượng các chương trình trò chơi trí tuệ cho trẻ em trên Đài Truyền hình Việt Nam có tới 45% ý kiến cho rằng chương trình có sức hấp dẫn tốt, ngày càng thu hút được nhiều hơn các khán giả nhí. 
Theo Tiến sĩ Văn học Đỗ Thanh Nga (Viện Văn học) - Thành viên Ban cố vấn buổi ghi hình tập 28 của Vua tiếng Việt cho biết, đây là một lỗi sai đáng tiếc. Khi Ban cố vấn nhận được bảng câu hỏi trước giờ ghi hình đã phát hiện lỗi sai chính tả như trên và có yêu cầu phía ê-kíp hậu kỳ sửa lại câu hỏi cho đúng từ "chậm trễ", các bạn ấy đã sửa. Khi ghi hình, câu hỏi trên màn hình led đúng rồi nên đáp án của bạn Tăng cũng chính xác.
Theo Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga, Ban cố vấn cùng toàn bộ những người có mặt ở trường quay thấy không có lỗi gì nên không băn khoăn gì nữa. Nhưng khi lên sóng, dòng chữ chạy dưới hình lại vẫn là lỗi sai ban đầu nên cả chị và tác giả Trương Quý đều bất ngờ và có nhắn cho đại diện của chương trình. Cụ thể Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga cho biết "Lúc ghi hình, chúng tôi đã khoanh vào lỗi trên bản cứng và đưa lại cho ê-kíp. Sau buổi quay, lại phải ký vào bảng câu hỏi đã sửa và nộp lại lần nữa. Lỗi này do khâu xử lý hậu kỳ đã ghép nhầm.”
Chương trình Vua tiếng Việt
Một số giải pháp về nâng cao chất lượng format chương trình
Theo nhà báo Lại Bắc Hải Đăng, Tổng Đạo diễn sân chơi Trạng nguyên nhí, thừa nhận: Làm format thuần Việt khó lắm. Quan trọng nhất là mình đủ dũng cảm để nghĩ, viết ra, và bảo vệ ý tưởng của mình.
Hiện nay, số lượng các chương trình trò chơi trí tuệ cho trẻ em trên Đài Truyền hình Việt Nam chiếm tỉ lệ không quá cao. Tuy nhiên, nhìn chung các chương trình đều là format chương trình thuần Việt và nhận được sự đón nhận từ phía khán giả. Thế nhưng, không có nhiều chương trình duy trì được sức hấp dẫn của mình một cách bền bỉ bởi format chương trình chưa thực sự hấp dẫn. Chẳng hạn như chương trình Trạng nguyên nhí đã dừng sản xuất sau 2 mùa phát sóng. Vì thế, để xây dựng một format chương trình phù hợp với đối tượng khán giả hướng đến là trẻ em và dễ được tiếp nhận thì nhà sản xuất cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, ý tưởng là yếu tố đầu tiên và tiên quyết cho việc thực hiện bất kỳ một chương trình nào. Một ý tưởng có thể chưa cần chi tiết như kịch bản song nó cũng cần phải nêu lên được những yếu tố cơ bản để có thể giúp ban lãnh đạo hiểu được về khung chương trình. Các yếu tố đó bao gồm: vấn đề, đối tượng; chủ đề, mục đích, ý nghĩa; nội dung mới mẻ; hình thức thể hiện; kinh phí, thời gian, địa điểm thực hiện và yếu tố thu hút nhà tài trợ.
Thứ hai, đối với các chương trình trò chơi trí tuệ cho trẻ em trước tiên cần xác định rõ đối tượng khán giả mà chương trình muốn hướng đến là ai? Nếu là trẻ em thì trong độ tuổi nào. Tùy theo đối tượng khán giả mà thị hiếu cũng có sự khác nhau, nhu cầu tiếp cận khác nhau. Các chương trình phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, không được có tư tưởng quá thoải mái, phóng khoáng hay tây hóa. Đặc biệt, các câu hỏi trong chương trình (nếu có) phải được lựa chọn và biên tập một cách kỹ lưỡng. 
Thứ ba, khung giờ phát sóng cũng là một yếu tố đáng lưu tâm, nhất là đối với các chương trình dành cho trẻ em. Khung giờ phát sóng không thể quá muộn và không nên là các ngày thứ trong tuần. Những chương trình cho trẻ em nên được phát sóng vào khung giờ sớm hơn. Đặc biệt, đối với các chương trình chỉ sản xuất một lượng số phát sóng nhất định nên chọn thời gian phát sóng vào mùa hè. Đây là thời điểm khá thuận lợi để thu hút sự theo dõi của các em nhỏ. 
Thứ tư, một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá về ý tưởng chương trình đó chính là yếu tố kinh phí. Chương trình sản xuất phải phù hợp với điều kiện tài chính cũng như trang thiết bị sẵn có của Đài. Dẫu biết rằng, nếu có tài chính tốt thì việc TCSX sẽ trở nên dễ dàng hơn song điều này cũng không hề dễ dàng.
Về tiền kỳ
Sau quá trình nhìn nhận và nghiên cứu một số vấn đề đặt ra trong việc TCSX chương trình trò chơi trí tuệ cho trẻ em trên Đài Truyền hình Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể mang tính chất xây dựng để tiếp tục cải tiến, nâng cao và hoàn thiện sắp xếp việc TCSX chương trình này, cụ thể như sau:
- Việc phân cấp và tổ chức các bộ phận phối hợp một cách hợp lý hơn để tránh tình trạng “không ăn khớp” trong quá trình TCSX, hoặc phối hợp bị động, không ăn ý, quá phụ thuộc vào biên tập viên. Các bộ phận từ kỹ thuật viên – tiền kỳ - mỹ thuật – kỹ thuật viên hậu kỳ - biên tập viên nên được tính toán phương án làm việc, áp dụng theo một nguyên tắc chung, cùng vì một mục tiêu chương trình tốt nhất, các bộ phận phối hợp được hiệu quả nhất. 
- Cần tăng cường khích lệ sự sáng tạo không chỉ về mặt kịch bản mà còn về sân khấu, âm thanh, ánh sáng đặc biệt là những góc máy mới lạ hơn từ phía bộ phận kỹ thuật. Thông thường, các yêu cầu về đạo cụ, thiết bị là do trực tiếp bộ phận xây dựng format trực tiếp đưa ra đối với trung tâm mỹ thuật.
- Các bộ phận cần có sự thống nhất về quy trình và thực hiện tròn trách nhiệm của mình. Đồng thời, các khâu tiền kỳ - ghi hình – hậu kỳ cũng nên thường xuyên trao đổi với nhau nhằm tạo ra sự chuyên nghiệp hóa trong quay trình sản xuất.
Về khâu hậu kỳ
Hậu kỳ đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ các khâu TCSX. Hậu kỳ hiện nay không chỉ đơn giản là việc ghép lại các hình ảnh đã được ghi lại trong quá trình ghi hình mà cần phải có sự sáng tạo nhất định trên cơ sở kịch bản cũng như những gì diễn ra trong chương trình. Đặc biệt là đối với chương trình dành cho trẻ em, yếu tố giải trí, vui nhộn là rất cần thiết. Để nâng cao khâu hậu kỳ này, cần phải đảm bảo các yếu tố như sau: 
- Hậu kỳ phải có sự phối hợp và làm việc chặt chẽ với biên tập chứ không chỉ đơn giản là làm theo kịch bản. Đôi khi trong quá trình dựng cần phải có sự kiểm tra chéo để phát hiện và kịp điều chỉnh những sai sót tránh tạo “sạn” cho chương trình. 
- Khâu hậu kỳ hiện nay đòi hỏi tính sáng tạo để qua đó tạo nên sự hấp dẫn cho chương trình. Đặc biệt đối với những chương trình trò chơi trí tuệ cho trẻ em, một chút yếu tố dí dỏm trong cách dựng hình và sử dụng hiệu ứng sẽ làm cho chương trình có thêm sự hài hước và thú vị hơn. 
Đối với đội ngũ quản lý, thẩm định chương trình
Đối với đội ngũ quản lý, thẩm định của Đài THVN: cần có sự đổi mới và sáng tạo hơn để đảm bảo các chương trình được TCSX vẫn theo khuôn khổ của nhà đài nhưng vẫn có sự hấp dẫn và trẻ trung hơn. Đội ngũ biên tập và những người ở cấp duyệt chương trình để có đủ năng lực, chuyên môn và sự cẩn thận để tránh những sai sót không đáng có trong khâu kiểm duyệt. 
Bên cạnh chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ quản lý cần nắm vững các phương thức quản lý để giảm sát hiệu quả hoạt động TCSX các chương trình trò chơi trí tuệ cho trẻ em. Việc áp dụng phương thức quản lý cần linh hoạt, đảm bảo sự liên kết cần thiết giữa những bộ phận trong đội ngũ sản xuất. 
Đối với đội ngũ sản xuất
Đối với mỗi quy trình sản xuất, mỗi thành viên là một mắt xích quan trọng vì vậy mỗi cá nhân đều phải có năng lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Với bất kể công việc nào, vai trò của con người vẫn giữ vai trò chủ đạo. Theo kết quả khảo sát được thực hiện, có tới 62% người được khảo sát cho rằng tăng cường và đổi mới công tác bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ sản xuất các chương trình trò chơi trí tuệ cho trẻ em là một việc nên làm để có được một chương trình hấp dẫn và thu hút người xem. 
Mỗi thành viên trong đội ngũ sản xuất đều phải nắm chắc về kỹ năng, nghiệp vụ của mình, để có thể tích lũy kinh nghiệm qua năm tháng. Làm các chương trình giải trí nói chung đòi hỏi mỗi người phải có sự sáng tạo, nhanh nhạy và linh hoạt trong tác phong làm việc.
Việc kêu gọi tài trợ từ các nguồn xã hội hóa
Việc xã hội hóa TCSX không còn xa lạ đối với các chương trình hiện nay. Sự xuất hiện của nhà tài trợ mang tới cho chương trình nguồn thu không nhỏ. Với nguồn thu đó, quá trình TCSX sẽ bớt được phần nào gánh nặng về tài chính qua đó có thể cải thiện được chất lượng của chương trình. Ngược lại, nhà tài trợ cũng sẽ có những quyền lợi trong đó nổi bật nhất chính là việc truyền thông thương hiệu đến với khán giả. Đây là một giải pháp hữu hiệu, song không dễ để thực hiện. Bởi lẽ các chương trình phải đảm bảo sự hấp dẫn mới có thể thu hút được sự quan tâm của các nhà tài trợ.
Đổi mới trang thiết bị hiện đại
Một là, chương trình hấp dẫn cần phải đảm bảo cả về nội dung và hình thức thể hiện. Muốn hình thức thể hiện được tốt thì cần sự đầu tư về trang thiết bị kĩ thuật. Vì nội dung hay đến mấy nhưng không được thể hiện dưới hình thức bắt mắt, hấp dẫn, ấn tượng thì khán giả sẽ cảm thấy nhạt nhẽo, đơn giản, không hứng thú.
Hai là, lãnh đạo VTV cần phải thay mới nhiều máy móc hiện đại hơn, như chuyển từ máy quay phim bằng băng betacam sang máy quay phim bằng thẻ nhớ, tiết kiệm chi phí lại thuận lợi và nhanh chóng trong khâu quản lý dữ liệu ghi hình. VTV cũng đã cải tiến, nâng cấp lại hệ thống máy móc tại các phòng máy/xe màu hiện có sau nhiều năm sử dụng. 
Ba là, đầu tư đổi mới các trang thiết bị mới đem lại được chất lượng tốt nhất về hình thức của chương trình cho khán giả. Về hình thức của chương trình, các yếu tố tạo nên hình thức cần kết hợp với nhau để tạo nên được tổng thể bắt mắt nhất./.
Vương Bảo Trang
Học viện Báo chí – Tuyên truyền
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top