MSB: Nguy cơ mất vốn tăng cao dần hiện hữu

Tổng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tính đến ngày 30/6/2021 ở mức gần 1.845 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. 

Trong đó, nợ nghi ngờ mất vốn tăng 47% lên 578,2 tỷ đồng và và nợ có khả năng mất vốn tăng 13% lên mức 977 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của MSB tăng từ mức 1,96% lên 2,02%.

Theo đó, hai nhóm nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn của MSB đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021. Theo đó, quý II/2021, MSB ghi nhận thu nhập lãi thuần khoảng 1.480 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo cũng cho biết, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 2.074 tỷ đồng và tăng gấp 10 lần cùng kỳ; hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng lãi hơn 97 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 1,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong kỳ, một số nguồn thu ngoài lãi khác báo lỗ như hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 337 tỷ đồng, hoạt động khác lỗ 16 tỷ đồng.

MSB có nguy cơ mất vốn tăng cao. Ảnh minh họa

Trong quý II/2021, MSB cũng dành hơn 241 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả, MSB ghi nhận lãi trước và sau thuế quý II/2021 lần lượt hơn 1.972 tỷ đồng và 1.580 tỷ đồng, cùng gấp gần 3 lần cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, MSB ghi nhận hơn 3.119 tỷ đồng lãi trước thuế và gần 2.479 tỷ đồng lãi sau thuế, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.

Tính tại thời điểm cuối tháng 6/2021, tổng tài sản của MSB ở mức 183.124 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt còn 1.921 tỷ đồng, giảm 13%; tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác 16.762 tỷ đồng, tăng 14%; cho vay khách hàng tăng 15% so với đầu năm, lên mức gần 91.381 tỷ đồng.

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng tại thời điểm cuối tháng 6/2021 giảm nhẹ 2%, còn gần 86.046 tỷ đồng; tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm khoảng 23.300 tỷ đồng.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top