Moody’s nâng mức đánh giá tín dụng cơ sở của SeABank lên B1

16:10 06/10/2016 - Kinh tế
Ngày 25/4/2022, Moody’s - 1 trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới, công bố nâng mức đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) từ B2 lên B1 cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) trong kỳ đánh giá xếp hạng năm 2022. Đồng thời, Moody’s tiếp tục giữ xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn của SeABank ở mức B1 năm thứ 4 liên tiếp với triển vọng phát triển Tích cực. 

Việc Moody’s nâng hạng BCA lên B1 phản ánh sự cải thiện rõ rệt sức mạnh nội tại của SeABank về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn.

Moody’s là một trong 3 tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới, trong đó mức đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh sức mạnh nội tại của doanh nghiệp. Việc SeABank được Moody’s nâng mức đánh giá BCA lên B1, đồng thời giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn ở mức B1 năm thứ 4 liên tiếp với đánh giá triển vọng phát triển Tích cực là minh chứng cho nỗ lực của SeABank trong việc duy trì ổn định hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn trong năm 2021 với kết quả kinh doanh nổi trội: Lợi nhuận trước thuế hơn 3.268 tỷ đồng (tăng 89% so với 2020 và hoàn thành 135% kế hoạch); Tổng tài sản đạt hơn 211.663 tỷ đồng, tăng 18% so với 2020. Bên cạnh đó, tổng thu thuần ngoài lãi (NoII) năm 2021 của SeABank đạt 1.850 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,3% trên tổng doanh thu. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt là 1,33% và 16,12%; Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,65%. 

Báo cáo xếp hạng tín nhiệm năm 2022 của Moody’s đã khẳng định uy tín, vị thế và tiềm lực của SeABank với khách hàng, đối tác đặc biệt là các tổ chức quốc tế. Ngân hàng luôn nỗ lực đi đầu trong việc đáp ứng với những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững. 

Kết thúc Quý I/2022, kết quả kinh doanh của SeABank tiếp tục được duy trì ở mức tăng trưởng bền vững, cụ thể: Tổng tài sản đạt 231.222 tỷ đồng, tăng 19.558 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021; Lợi nhuận trước thuế đạt 1.306 tỷ đồng, tăng 87,1% so với cùng kỳ năm trước; Tổng thu thuần đạt hơn 2.322 tỷ đồng, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm trước; Thu thuần từ dịch vụ đạt 274 tỷ đồng, tăng 122,65% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 126,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 758 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tiếp tục giảm mạnh xuống mức 28,32%, đảm bảo đúng theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì ổn định ở mức 1,64%. Cũng trong Quý I/2022, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng và tiếp tục được Đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng trong năm 2022 nhằm nâng cao năng lực tài chính, bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Hiện SeABank thuộc nhóm các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bình chọn là “Ngân hàng vì cộng đồng tiêu biểu 2021” và “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ đổi mới sáng tạo tiêu biểu 2021”, đồng thời là ngân hàng duy nhất được The Banker (Anh) vinh danh “Ngân hàng của năm 2021 – Bank of the Year Vietnam 2021” và xếp hạng “Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam 2022” (Vietnam Report).

HV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top