Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tiếp nhận hiện vật, bộ sưu tầm báo chí

18:09 12/09/2023 - Diễn đàn
Ngày 12/09, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật của GS,TS Shunsuke MuraKami. Đây là cuốn sổ tập hợp các bài báo trích từ nhật báo Asahi Shimbum về sự kiện 30/04/1975 của nhân dân Việt Nam mà Giáo sư Murakami đã dày công sưu tầm và gìn giữ suốt gần 50 năm qua.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện _ Ảnh: Khánh Dương

GS,TS Shunsuke Murakami là Giáo sư danh dự thuộc Đại học Senshu, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội, Đại học Senshu (Nhật Bản). Ông đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1997 khi còn là nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội thuộc Đại học Senshu. Thủa thiếu niên, những hình ảnh mà báo chí Nhật Bản đưa tin về chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam đã để lại cho Giáo sư Murakami nhiều cảm xúc mãnh liệt. Khi trở thành sinh viên Đại học trong giai đoạn cuộc chiến ở Việt Nam vẫn đang diễn ra khốc liệt, ông đã từng tham gia phong trào sinh viên phản chiến nhằm kêu gọi nền hòa bình, độc lập cho Việt Nam, tiếp tục duy trì mối quan tâm đặc biệt đối với các diễn biến chiến tranh ở Việt Nam. Đặc biệt, các tin tức thời sự về sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 30/4/1975, đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với Giáo sư. Ông bày tỏ: “Tôi rất kính trọng sự kiên nhẫn và kỷ luật của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến nhiều gian khổ và mất mát đó”.

GS,TS Shunsuke Murakami, Giáo sư danh dự thuộc Đại học Senshu, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội, Đại học Senshu phát biểu _ Ảnh: Khánh Dương

Tất cả các bài viết trong số sưu tập báo chí mà Giáo sư Murakami trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam đều là các bài báo đăng trên nhật báo Asahi Shimbun tờ báo thể hiện sự ủng hộ và dành nhiều thiện chí với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Một số hình ảnh tham quan trưng bày Bảo tàng Báo chí Việt Nam và lễ tiếp nhận sưu tập báo chí Nhật Bản.

 

Khánh Dương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top