Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Lễ ra mắt tập thơ “Bắt đầu từ đôi mắt” của nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng

18:32 01/11/2023 - Văn hóa xã hội
Ngày 31/10/2023, tại Thư viện Quốc gia, 31 Tràng Thi, Hà Nội, doanh nghiệp Liên minh quốc gia tổ chức lễ ra mắt tập thơ "Bắt đầu từ đôi mắt" của nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng và trao tặng 200 cuốn sách "Bắt đầu từ đôi mắt" cho Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Quang cảnh buổi lễ

Mở đầu chương trình là các tiết mục văn nghệ với những sáng tác âm nhạc của nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng: “Hà Nội của tôi”, “Hà Nội - Những kỷ niệm trong tôi”, “Dòng sông quê anh - Dòng sông quê em”,… qua phần thể hiện của các ngôi sao ca nhạc: Ca sĩ Lê Anh Dũng, ca sĩ Phúc Tiệp, ca sĩ Đăng Thuật, ca sĩ Thu Huyền. Đệm đàn guitar là nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tài; Saxophone là nghệ sĩ Nguyễn Thiện.

Trong chương trình, nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng; nhà văn Phùng Văn Khai, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn đã trao tặng 200 cuốn sách “Bắt đầu từ đôi mắt” cho Thư viện Quốc gia Việt Nam. Bà Bùi Thị Thúy, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, Trưởng phòng Bổ sung trao đổi của Thư viện Quốc gia Việt Nam lên tiếp nhận sách trao tặng và tặng hoa, phát biểu ý kiến tại buổi lễ. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực về văn hóa, văn học nghệ thuật của Liên minh Kinh tế Quốc gia trên tinh thần Đại hội Văn hóa toàn quốc vừa diễn ra. Nhất là đối với các văn nghệ sĩ hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã và đang tổ chức thực hiện các sản phẩm văn hóa tinh thần có giá trị để góp vào kho tàng văn hóa - văn học nghệ thuật Việt Nam.

Nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng phát biểu tại buổi lễ

Đoàn Bổng còn được biết đến như một nhà thơ có những vần thơ hay, lay động lòng người với các tập thơ: Nốt nhạc buồn (NXB Văn học 1998), Em và đời (Thơ và nhạc NXB Hội nhà văn 2002), Tình yêu ơi (Thơ NXB Thanh niên 2005)... và tập thơ "Bắt đầu từ đôi mắt" thật tươi tắn bình dị và sâu sắc.

Có thể khẳng định rằng, nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng không chỉ là một tấm gương trong lao động nghệ thuật với những thành tựu đáng ghi nhận trong sáng tác. Ông còn là một con người sống chân thành, trung thực, quyết liệt nhưng cũng rất giản dị, bao dung; đồng thời, là người thầy, người anh đi trước - là người đồng hành với các thế hệ trẻ, nhất là đội ngũ văn nghệ sĩ của Hà Nội, của xứ Đoài. Nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng chính là một nét đẹp, đáng tự hào của văn nghệ sĩ cả nước. 

Tặng hoa cho nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng

Trong lời giới thiệu cuốn sách, nhà văn Phùng Văn Khai viết: Tôi được gặp gỡ và làm việc với nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng cách đây chừng 20 năm. Khi đó tôi là phóng viên Truyền hình Quân đội nhân dân thực hiện phim tài liệu chân dung về Đoàn Bổng với các bài hát nổi tiếng: Hát về Người; Dòng sông quê anh, dòng sông quê em; Về Hà Tây đi em; Mẹ tôi; Hà Nội của tôi; Hà Nội những kỷ niệm trong tôi; Có một mùa thu; Câu hát gọi xuân về; Đêm sông Cầu… và thấy ngay chất nghệ sĩ xứ Đoài đậm đặc nơi Đoàn Bổng. 

Phát biểu tại buổi lễ, nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng chia sẻ: Từ thời cha sinh mẹ đẻ, lần đầu tiên tôi được bạn bè, các nhà văn rất yêu thơ đã giới thiệu cho tôi một tập thơ này. Tôi muốn gửi gắm vào đấy tâm tư tình cảm, tôi nói đến những điều hay và dở, bắt đầu từ đôi mắt của mình nhìn ra nhân loại, nhìn ra thế giới. Ta thấy được những điều hay lẽ phải; và chúng ta cũng nhìn ra được cái gì không tốt đẹp; cái gì cần nhắc nhở, cái gì cần lắng nghe,… đó là những đúc kết ra từ tập thơ này. Hôm nay tôi mạnh dạn cho ra đời tập thơ và cũng có sự giúp đỡ rất tận tình của bạn bè, các nhà văn.

Nhà văn Bùi Việt Mỹ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà văn Hà Nội có đôi lời chia sẻ: Tôi đã ở gần với nhạc sĩ Đoàn Bổng 20 năm, trong quá trình công tác cùng với anh, cho thấy Đoàn Bổng là một người hết sức chân thật. Trong tất cả các sáng tác của mình, từ nhạc cho đến thơ thì đều thể hiện đúng bản chất của con người Đoàn Bổng, anh hay phản đối những cái suy nghĩ và những cái hành vi trái với đạo đức, đạo lý xã hội; sống hết mình, chân tình, chân thành với bạn bè. Đối với tôi, Đoàn Bổng là một người đàn anh trong sáng tác âm nhạc và làm thơ.

PGS, TS Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội phát biểu: Thơ của anh rất hay, thơ của anh giống như một thông điệp, nó là quy luật của cuộc sống.

Chị Tuệ Nhã, một người yêu mến thơ và nhạc của nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng phát biểu: Tôi biết đến nhạc sĩ Đoàn Bổng được một thời gian, và có hát một số những sáng tác của nhạc sĩ Đoàn Bổng. Tôi thấy nhạc sĩ Đoàn Bổng là người có những tài năng rất là đặc biệt, vừa làm thơ rất hay, vừa viết nhạc cũng rất là tuyệt vời.

Họa sĩ, nhạc sĩ Văn Thao chia sẻ tại buổi lễ

Hoạ sĩ, nhạc sĩ Văn Thao (con trai của cố nhạc sĩ Văn Cao) phát biểu: Nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng là một người anh trong gia đình tôi. Anh là một nhạc sĩ, đồng nghiệp với cha tôi, là một người gần gũi với cha tôi và được cha tôi rất quý mến anh. Quý vì anh là một người rất tôn trọng những bậc nhạc sĩ đàn anh đi trước và là một người rất ham học hỏi. Anh đến với gia đình chúng tôi, khi đó tôi chưa bước vào con đường sáng tác âm nhạc, tôi làm thơ trước và làm nhạc sau. Cho nên đối với tôi, như anh đã nói, anh là một nhà thơ trẻ, là một người con của vùng đất xứ Đoài. Chúng tôi cũng rất thân với nhau. Đoàn Bổng đã phổ rất nhiều thơ của cha tôi, và kể cả bài thơ của mẹ tôi, khi cha tôi không còn nữa. Đó là những tình cảm rất sâu sắc của gia đình tôi với Đoàn Bổng.

Bà Bùi Thị Thúy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Trưởng phòng Bổ sung trao đổi, Thư viện Quốc gia Việt Nam phát biểu: Với nhiều năm kinh nghiệm trong thảo luận, tiếp nhận, Thư viện Quốc gia Việt Nam luôn là địa chỉ tin cậy được các tổ chức cá nhân gửi gắm những đứa con tinh thần của mình tới đông đảo bạn đọc và công chúng. Hôm nay trong tiết trời mát mẻ của mùa thu Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam rất vinh dự được nhà thơ, nhạc sĩ Đoàn Bổng gửi tặng món quà ý nghĩa - Đó là tập thơ “Bắt đầu từ đôi mắt”, với tổng số 200 cuốn sách được tiếp nhận ngày hôm nay, chúng tôi cam kết sẽ sớm đưa tác phẩm phục vụ bạn đọc.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top