Lễ hội Sết Boóc Mạy được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

21:00 20/03/2024 - Văn hóa xã hội
Trải qua những thăng trầm lịch sử của dân tộc, gắn liền với đời sống văn hóa người dân bản địa, “Lễ hội Sết Boóc Mạy” của đồng bào dân tộc Thái, xã Cán Khê, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) mới đây đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đồng chí Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá trao quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia lễ hội truyền thống “Lễ hội Sết Boóc Mạy”, xã Cán Khê.

Trong dòng chảy lịch sử văn hóa, lễ hội Sết Boóc Mạy được hình thành và phát triển, trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, xã Cán Khê là thành quả của quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt may,… trải qua nhiều thế hệ lễ hội là một phần không thể thiếu được trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào người Thái nơi đây.

Tích xưa kể rằng, thuở hỗn mang, đất trời tăm tối, ma quỷ, thú giữ quấy phá dân lành, đời sống của người dân vô cùng khổ cực, tăm tối. Trước tình cảnh ấy, Ngọc Hoàng đã phái 3 người con có tài cao, đức trọng của mình xuống cứu giúp chúng sinh. Đây là 3 vị được coi như thiên sứ vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân tộc Thái. Họ có trách nhiệm giúp người dân bản Thái có thức ăn, thuốc chữa bệnh và diệt ma, trừ tà để dân bản được khỏe mạnh, bình an, người già được sống lâu hơn; con gái, con trai thì khỏe đôi tay, chắc đôi chân để làm nương rẫy kiếm cái ăn, cái mặc. Mỗi người một nhiệm vụ, thông qua các lễ nghi như dựng cây bông, lễ cầu mưa, lễ Sết Boóc Mạy, họ đã hướng dẫn, giúp đỡ người dân làm ăn, chinh phục thiên nhiên, chinh phục mọi khó khăn thử thách để xây dựng gia đình no ấm, xây dựng bản Thái ngày càng phát triển.

Các nghi thức tại lễ hội

Cứ mỗi độ tết đến xuân về (vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm), đồng bào dân tộc Thái thôn Mó 1, xã Cán Khê đều tổ chức lễ hội Sết Boóc Mạy để khẳng định sự tri ân của mình đối với tổ tiên; đồng thời cũng truyền lại cho thế hệ con cháu về truyền thống kiên cường, bất khuất của ông cha, nhắn nhủ con cháu không ngừng nỗ lực, sáng tạo vươn lên phát triển về kinh tế và làm giàu thêm đời sống văn hóa, tinh thần.

Từ bao đời nay, với truyền thống văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc lễ hội Sết Boóc Mạy xưa vẫn được các thế hệ đồng bào dân tộc Thái nói riêng và nhân dân các dân tộc huyện Như Thanh nói chung gìn giữ, trao truyền cho đến hôm nay. Từ đó, các thế hệ đi sau có thêm niềm tự hào, tự tôn dân tộc, trân trọng về những giá trị di sản văn hóa quý giá mà cha ông để lại. Đồng thời, thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về nguồn cội, về quê hương, đất nước.

Các tiết mục văn nghệ của đồng bào dân tộc người Thái, xã Cán Khê biểu diễn tại lễ hội

Với những giá trị lịch sử văn hóa tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ, đến nay lễ hội Sết Boóc Mạy của đồng bào dân tộc Thái, xã Cán Khê, huyện Như Thanh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả của biết bao thế hệ chính quyền và nhân dân nơi đây.

Lê Thanh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top