Lễ đúc tượng và khánh thành đền thờ vua Mai Hắc Đế

20:30 13/02/2017 - Văn hóa xã hội
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa long trọng tổ chức lễ đúc tượng và khánh thành đền thờ vua Mai Hắc Đế tại xã Thịnh Lộc và Mai Phụ (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh).

Đông đảo người dân về dự lễ khánh thành, dâng hương tại đền thờ vua Mai Hắc Đế. (Ảnh: Internet)

Đền thờ Mai Hắc Đế được xây dựng trên vùng đất thiêng, nơi ông sinh ra, có diện tích gần 7.000m2, với nhiều hạng mục. 

Cùng với đó, công trình tượng đài và quảng trường vua Mai Hắc Đế tại khu du lịch biển Cửa Sót được xây dựng trên diện tích 4,58 ha. Tượng đài được đúc bằng đồng liền khối, cao 6,8 m.

Đền thờ Vua Mai Hắc Đế được trùng tu tôn tạo mở rộng, trong đó diện tích xây dựng gần 1.000m2 với các hạng mục nghi môn, tả vu, hữu vu, tiền tế, khu đền chính, nhà thủ từ, cổng phụ, tường bao, hệ thống sân vườn cảnh quan và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đại biểu dự lễ đúc tượng vua Mai Hắc Đế. Ảnh: Tường Vũ

Tổng mức đầu tư các công trình dự kiến hơn 105 tỷ đồng, trong đó phần tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền thờ hơn 61 tỷ, trong đó Quỹ thiện tâm Tập đoàn Vingroup hỗ trợ một phần kinh phí. 

Năm 2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự án tôn tạo, tu bổ, xây dựng đền thờ, tượng đài và quảng trường Vua Mai Hắc Đế. Sau 1 năm xây dựng, đền thờ Vua Mai Hắc Đế đã hoàn thành, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân gần xa.

Lễ đúc tượng Vua Mai Hắc Đế tại Quảng trường Mai Hắc Đế thuộc xã Thịnh Lộc một địa phương vùng ven biển. 

Sau lễ đúc tượng diễn ra lễ khánh thánh Đền thờ vua Mai Hắc Đế nằm trên địa bàn xã Mai Phụ. 

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đại biểu cắt băng khánh thành đền thờ Vua Mai Hắc Đế và dâng hương trước khi tiến hành đúc tượng Nhà vua.

Mai Hắc Đế , thuở nhỏ có tên là Mai Thúc Loan, sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII, quê quán tại làng Mai Phụ (nay thuộc xã Mai Phụ, Lộc Hà, Hà Tĩnh). Tháng 4 năm 713, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu (nay thuộc Nghệ An) chống lại ách đô hộ của nhà Đường. Sau đó, ông được nhân dân suy tôn làm Hoàng đế - Mai Hắc Đế.

Sau khi lên ngôi, ngoài lo việc triều chính, Mai Hắc Đế đã cho xây dựng căn cứ tại Sa Nam và chọn Vệ Sơn (huyện Nam Đàn, Nghệ An) làm nơi đóng đại bản doanh. Khi đã có binh hùng tướng mạnh lại được sự liên kết của Lâm Ấp và Chân Lạp cùng sự ủng hộ của người dân vùng Đường Lâm (huyện Ba Vì, Hà Nội), vùng Bình Hà (Hải Dương), ông kéo quân ra đánh chiếm phủ Tống Bình (Hà Nội) giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của nhà Đường.

Sau khi Nhà vua mất, để tưởng nhớ công ơn, nhân dân nhiều nơi trong nước đã lập đền thờ phụng, trong đó có đền thờ Vua Mai Hắc Đế tại quê nhà (nay là thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà).

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top