Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Xót xa Di tích cấp quốc gia đang hoang phế từng ngày

21:07 30/09/2016 - Văn hóa xã hội
Tìm đến Lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) chúng tôi không khỏi bàng hoàng trước cảnh cỏ mọc cao hơn tượng . Mặc dù là Di tích cấp quốc gia nhưng chưa một lần Lăng Quận Vân được trùng tu, tôn tạo, bảo vệ từ phía các cơ quan chức năng.

Lăng đá Quận Vân nhìn từ cổng vào

Lịch sử kể rằng...

Lăng đá Quận Vân là nơi thờ tự Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm. Ngài quê gốc ở làng Vân La (nay là xã Hồng Vân), từng giữ chức trấn thủ Sơn Nam và là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất thời Lê Trung Hưng. 

Toàn bộ khu lăng khoảng 4 sào Bắc Bộ, chia làm ba phần là cổng lăng, khu sinh phần và và khu mộ. Từ ngoài vào trong là đôi tượng chiến binh cao bằng người, đứng oai vệ, khoác quân phục đặc trưng thời Lê canh gác, tiếp đó là cặp voi đá, ngựa đá nguyên khối ngồi chầu hương án ở giữa. Kế tiếp là nhà bia, trong nhà bia có tấm bia ghi lại cuộc đời của Quận công và có đôi nghê đá chầu hai bên, cuối cùng là lăng mộ Ngài.

Lăng đá Quận Vân tổng cộng gồm 30 di vật, đó đều là 30 tác phẩm nghệ thuật đá của các nghệ nhân thời xưa mà nay hiếm có thể tìm thấy được. Tổng thể khu Lăng là một “đại tác phẩm đá” đồ sộ được bố trí, bầy biện rất công phu, khu Lăng, đình Nỏ Bạn, chùa Nỏ Bạn tạo thành một tam giác cân thuận theo phong thủy của người xưa.

Tượng voi đá và ngựa đá chầu hương án trong Lăng

Lăng cơ bản được hoàn thành năm 1735, nhưng đến năm 1914 do đê sông Hồng bị vỡ, nước làm ngập cả một vùng rộng lớn và Lăng đá bị vùi lấp trong lớp phù sa dầy đặc, từ đó không còn ai xác định được vị trí chính xác của Lăng. Mãi đến năm 1986 chính quyền xã Vân Tảo cho cải tạo ruộng đồng, đưa máy xúc để xúc đất lên thì Lăng mới phát lộ, chính quyền xã liền thông báo ngay cho các cơ quan chức năng và xác định lại đây là Lăng đá Quận Vân thờ Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm.

Năm 1988 UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ra quyết định công nhận Lăng đá là di tích cấp tỉnh, năm 2003 Bộ Văn hóa-Thông tin(cũ) ra quyết định công nhận Lăng đá là di tích kiến trúc-nghệ thuật cấp quốc gia.

Di tích bị lãng quên

Tuy là di tích cấp quốc gia nhưng từ khi được công nhận năm 2003, Lăng đá Quận Vân chưa từng được các cơ quan chức năng cho trùng tu, tôn tạo, chăm sóc mặc cho cỏ mọc um tùm, nước bì bõm trong Lăng…

Nhiều pho tượng trong Lăng có dấu hiệu phong hóa, sứt mẻ, ốc, rêu bám kín, đặc biệt là khu mộ Quận công có dấu hiệu bị lún xuống, bùn đất đang dần dần lại bồi đắp lên mộ. Hiện nay, chỉ có ông lão Trương Văn Tuân (86 tuổi) tình nguyện trông lăng và hương khói hằng ngày, ông lão tuy đã già yếu nhưng vẫn cố gắng dùng sức của mình dọn những lùm cỏ um tùm, lau tượng đá, chiến binh khỏi bị rêu phong.

Ông Tuân vẫn ngày đêm kiên trì hương khói cho khu Lăng

Theo ông Tuân: “Dân làng rất mong muốn các cấp hỗ trợ kinh phí bảo vệ, tôn  tạo lăng, xây một biển chỉ dẫn, nhà nghỉ cho khách tham quan để gìn giữ di tích nhưng bao năm nay vẫn chưa thấy gì”. Được biết, mấy năm trước ông Tuân cũng một số cụ trong làng đã quyên góp lát được nền trong lăng, trồng một số cây cảnh nhằm tạo bóng mát cho khu Lăng mộ linh thiêng. Ông Tuân cho biết, mỗi tháng ông nhận được 60 nghìn đồng để trông lăng và thắp hương khu mộ, khoản tiền này là từ quỹ người cao tuổi của thôn chứ không phải từ chính quyền xã Vân Tảo.

Ông Nguyễn Hữu Hưng – Chủ tịch UBND xã Vân Tảo cho biết: Chúng tôi đã gửi công văn lên UBND huyện Thường Tín để xin kinh phí tôn tạo Lăng từ năm 2012 nhưng đến nay huyện vẫn chưa phản hồi gì, còn xã thì không có kinh phí để trùng tu, tôn tạo Lăng.

Cả chính quyền xã lẫn chính quyền huyện đều “im hơi lặng tiếng” để cho một di tích cấp quốc gia trên quê hương mình bị lãng quên. Cơ quan nào sẽ “gánh” trọng trách giữ gìn cho thế hệ sau khi ngày càng ít người để ý đến sự xuống cấp từng ngày của di tích cấp quốc gia này?

Nguyễn Văn Công

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top