
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Thảo luận các vấn đề về kinh tế-xã hội
-
Quốc hội dành cả ngày 1/6 để thảo luận tại hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021...
Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Sở hữu trí tuệ. Ảnh: TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội dành cả ngày 1/6 để thảo luận tại hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; Việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017.
Nội dung quan trọng này được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân quan tâm, theo dõi.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, năm 2021 có 7 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm chỉ tăng 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016; thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 1.568,4 nghìn tỷ đồng, tăng 202,9 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội; bội chi ngân sách nhà nước thực hiện khoảng 286,5 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 3,41% GDP, thấp hơn dự toán là 4% (343,67 nghìn tỷ đồng); xuất siêu đạt hơn 4 tỷ USD; thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kết quả ấn tượng với mức tăng trưởng cao 25,2%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 36,8%...
Đánh giá về báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Chính phủ đã hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, hạn chế cần nhìn nhận rõ là: Công tác phòng, chống dịch COVID-19 có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng. Năng lực y tế nhất là y tế cơ sở còn bất cập, sai phạm về đấu thầu, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng. Thu ngân sách vượt dự toán nhưng chưa bền vững, dự báo thu chưa sát, nợ đọng thuế tăng; thu từ cổ phần hóa đạt thấp; phân bổ, giao dự toán chi chậm, kéo dài...
Theo dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 3, nội dung này sẽ được tiếp tục thảo luận trong sáng 2/6/2022 và được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân quan tâm, theo dõi./.
TTXVN


Việt Nam đề xuất giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các nghị viện thành viên IPU

Đạt nhiều kết quả quan trọng thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chính phủ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2/2023

Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam sẽ mãi tỏa sáng, làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời đại mới

Khởi công dự án nhà ở xã hội gần 5.000 tỷ đồng

Kỳ họp thứ 11 HĐND TP.Hà Nội khóa XVI sẽ quyết nghị 6 nội dung quan trọng

Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác chiến lược tin cậy

Việt Nam sẵn sàng hợp tác hiện thực hóa các nội dung ưu tiên của ASEAN

Tổng Bí thư dự kỷ niệm 75 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác dạy

Chính phủ ban hành quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
