Kỳ 3: Những câu chuyện tại "điểm nóng" ở hiện trường

Tác nghiệp trong tâm dịch Covid-19 là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp và nguy hiểm. Theo quy định phòng chống dịch, không phải nơi nào phóng viên cũng được đến tác nghiệp. Nhiều khu cách ly, phong tỏa, bệnh viện điều trị cho bệnh nhân Covid-19 còn có những quy định khắt khe như phải có đồ bảo hộ, khẩu trang đúng tiêu chuẩn, được sự đồng ý của cơ quan chức năng và đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa dịch. 
Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19:

Nhà báo Minh Quang (trái) thông báo tình hình Covid tại điểm cầu Bắc Giang

Chuyển tải thông tin nhanh nhất đến độc giả

Khi tác nghiệp tại hiện trường có thời tiết nắng nóng là rất khủng khiếp, vất vả cho các phóng viên do phải trùm lên người bộ đồ bảo hộ kín mít, mồ hôi túa ra ướt đẫm. Những phóng viên phải nhanh chóng quên đi vất vả, chỉ mong sao có những hình ảnh, những dòng thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời chuyển tải đến bạn đọc.

Bắc Giang từng là tâm dịch lớn của cả nước trong đượt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, trong những ngày tháng cam go ấy, nhà báo Minh Quang - Phóng viên Đài PT-TH Bắc Giang đã được chứng kiến nhiều câu chuyện về sự hy sinh của các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, từ các y bác sĩ cho đến cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an, Quân đội.

Trong một lần tác nghiệp ở tổ dân phố My Điền, TT. Nếnh, huyện Việt Yên, ngay sau khi khu vực này phát hiện F0 vào 21h tối, toàn bộ khu vực đã được phong tỏa, các y, bác sĩ của trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và một số đơn vị y tế của các tỉnh bạn đã nhanh chóng có mặt để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho toàn khu vực, công việc được tiến hành xuyên đêm đến gần 3h sáng.

Được đi cùng và chứng kiến công việc của các y bác sĩ mới thấu hiểu được những hy sinh, vất vả của lực lượng y tế trên tuyến đầu chống dịch. Trong khó khăn nguy hiểm, nhà báo Minh Quang càng quyết tâm để chuyển tải đến độc giả những thông tin nóng hổi đến người dân cả nước.

Nhà báo Trịnh Văn Ánh

Thần tốc đưa tin

Tổng kết công tác phòng chống dịch và tuyên truyền phòng chống dịch của tỉnh Bắc Giang, nhà báo Trịnh Văn Ánh – Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh sự thần tốc dập dịch của Bắc Giang, đó là thần tốc truy vết, thần tốc xét nghiệm, thần tốc khoanh vùng và thần tốc cách ly. 

Theo nhà báo Trịnh Văn Ánh, trong tổ chức tuyên truyền, nếu chúng ta làm kế hoạch không tốt không thể có chất lượng hiệu quả tuyên truyền tốt. Chúng tôi hàng ngày, hàng giờ có kế hoạch. Buổi sáng, các mũi phóng viên, các nhóm phóng viên phải có trách nhiệm đề xuất đề tài. Trên cơ sở đó, Ban biên tập lựa chọn quyết định các nội dung để tổ chức tuyên truyền trong ngày, thậm chí theo từng giờ. Một trong những quan tâm chú trọng của chúng tôi là chủ yếu trên báo điện tử. Khi dịch dã nóng bỏng, có rất nhiều vùng cách ly, thậm chí nhân viên chuyển phát bưu điện không thể chuyển báo in đến bạn đọc được. Nhiều khu cách ly và vùng phong tỏa, báo in không thể đến được. Bên cạnh đó, hằng ngày thông tin được đưa lên Zalo phòng chống dịch như thông điệp 5K là gì, thực hiện 5K ra sao, cách ly thế nào, chức năng nhiệm vụ của tổ Covid-19 cộng đồng.

Chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại Bắc Giang

Nội dung tuyên truyền bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy - UBND tỉnh và Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp. Ngoài ra có phản ánh sự vào cuộc của các lực lượng y tế: điều trị, xét nghiệm, điều tra truy vết; sự vào cuộc của lực lượng công an, quân đội: duy trì khu vực cách ly, bảo đảm an ninh trật tự trong các bệnh viện dã chiến; các hoạt động của các tình nguyện viên, của quần chúng nhân dân tham gia phòng chống dịch; kịp thời phản ánh đời sống của công nhân trong các khu công nghiệp.

Khi xảy ra dịch, Bắc Giang có khoảng hơn 100 nghìn công nhân “đọng lại” trong các khu công nghiệp, khu nhà trọ, kí túc xá,... Công nhân rất hoang mang, thiếu thốn về mặt lương thực, thực phẩm. Tỉnh Bắc Giang đã tổ chức các chương trình cứu trợ, các gian hàng 0 đồng. Báo Bắc Giang đã bám sát vào đó để phản ánh những nhu cầu của công nhân trong từng khu trọ, trong doanh nghiệp. Đặc biệt Hội Nhà báo Bắc Giang quan tâm, động viên khích lệ các lực lượng phóng viên không chỉ của Trung ương, của tỉnh Bắc Giang mà còn của các tỉnh bạn, thông qua hoạt động cung cấp trang thiết bị phòng dịch, tổ chức các khu cách ly cho phóng viên sau tác nghiệp, hậu cần phục vụ phóng viên trực xuất bản.

Trong chuyến thăm tỉnh Bắc Giang ngày 18/8/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trong chỉ đạo, Bắc Giang đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ, phù hợp đặc biệt là kiên quyết giãn cách xã hội đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trong thời gian giãn cách. Tỉnh đã chữa trị tích cực cho người mắc COVID-19. Cả đợt dịch dài nhưng Bắc Giang chỉ có 12 người tử vong do COVID-19, chủ yếu là người lớn tuổi, bệnh nền. Tỉnh đã có giải pháp đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 hiệu quả … Đồng bào, chiến sỹ và người dân Bắc Giang trong dịch bệnh nhưng đã phát huy tình làng, nghĩa xóm, hỗ trợ lẫn nhau; không ai bị "đói cơm, lạt bữa" trong thời gian giãn cách.  

Chủ tịch nước nhấn mạnh, thành công trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Bắc Giang là đã đưa các ca F0, F1 vào điều trị kịp thời, phong tỏa nhanh. Hệ thống chính trị vào cuộc hiệu quả. Tỉnh đã có nhiều mô hình sáng tạo như: Lập vành đai, bảo vệ vùng vải, đưa vải thiều lên các sàn thương mại điện tử, … là những kinh nghiệm có thể chuẩn hóa để áp dụng cho nhiều địa phương khác. Trong thời gian dịch bệnh, Bắc Giang đã được nhiều đội ngũ bác sỹ, y tá chi viện từ nhiều địa phương. Đến nay, Bắc Giang đã cử các đoàn công tác chi viện cho các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch bệnh; tham gia phân phối, đảm bảo lương thực cho Hà Nội.

Nhà báo Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực HNB Hà Nội

Xây dựng nguồn tin chuẩn 

Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP. Hà Nội cho biết, việc xây dựng cung cấp nguồn tin được Hội Nhà báo TP Hà Nội thực hiện qua 3 tuyến: Tuyến 1 các phóng viên thời sự, y tế và chuyên trách theo dõi y tế là những người xung kích đi đầu, có nghiệp vụ dấn thân vùng dịch đi theo các lãnh đạo Đảng, nhà nước và lãnh đạo thành phố nắm bắt nguồn tin.

Tuyến 2 là các cơ sở y tế các đơn vị đang điều trị bệnh viện dã chiến, khu cách ly; Tuyến các nhân viên các trung tâm truyền thông như trung tâm văn hóa thể thao dựa trên nguồn tin này các cơ quan báo chí Hà Nội đã có 1 nguồn tin rộng lớn, chân thực, kịp thời khi xảy ra vụ việc ở đâu phóng viên Hà Nội có ngay nguồn tin rất chân thực.

Bên cạnh đó, Hội Nhà báo Hà Nội vẫn đi theo cách đưa tin truyền thống cử các phóng viên về cơ sở để nắm bắt phản ánh bằng 4 loại hình báo chí: điện tử phát thanh truyền hình báo in; Phối hợp cùng Sở TT TT nối mạng cùng các cơ sở đặc biệt là các khu tâm dịch điểm nóng.

Như ở Thanh Xuân Trung vửa rồi đường truyền về có ngay tại điểm nóng nên phản ánh tình hình diễn biến dịch Covid 19 rất kịp thời, báo chí Thủ đô thực sự là lực lượng được lãnh đạo thành phố đánh giá cao về tính xung kích cùng 4 lực lượng là y tế quân đội công an để trong công tác phòng dịch và thực hiện mục tiêu kép là chống dịch tốt vừa phát triển kinh tế ổn định thủ đô.

Điểm nóng Covid-19 tại Thanh Xuân Trung những ngày tháng 8/2021

Việc nắm bắt các nguồn tin từ cơ sở mà các cơ quan báo chí đặc biệt là các đồng chí Tổng Biên tập và Thư kí chi hội Liên Chi hội mà nắm bắt được hoàn cảnh đối tượng để đề xuất với Mặt trận tổ quốc thành phố và Mặt trận tổ quốc các cấp giúp đỡ nhiệt tình các đối tượng khó khăn và qua đó quyên góp ủng hộ thông qua Mặt trận tổ quốc trên thành phố hướng về các tâm dịch như đầu năm là Bắc Ninh Bắc Giang vừa qua là TP.HCM và hơn 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Thông qua các hoạt động báo chí truyền thông, báo chí Hà Nội với gần 900 hội viên đã thể hiện vai trò xung kích của mình có định hướng truyền tải hoạt động của các lãnh đạo TP, nhà nước thể hiện được sự chung tay các lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an hoàn thành tốt nhiệm vụ thực sự là những người chiến sĩ trên mặt trận tuyến đầu tư tưởng góp phần chiến thắng đại dịch Covid-19.

Thành Huy Long - Hữu Tuấn

---

Xem thêm: Loạt bài 5 kỳ: Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19:

>>> Kỳ 1: Nhà báo dấn thân trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

>>> Kỳ 2: Cuộc chiến chống tin giả về Covid-19

>>> Kỳ 3: Những câu chuyện tại "điểm nóng" ở hiện trường

>>> Kỳ 4: Vấn đề chính sách và an toàn cho nhà báo chống dịch

>>> Kỳ 5: Sứ mệnh và trách nhiệm

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top