Kỳ 2: Cuộc chiến chống tin giả về Covid-19

Theo ông Kidong Park – Trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, thế giới đã chiến đấu với đại dịch COVID-19 trong suốt 20 tháng qua. Trong một cuộc chiến toàn cầu chống lại kẻ thù chung này, báo chí truyền thông là một trong những chiến binh bền bỉ.
Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19:

Tiến sĩ Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam phát biểu

Vai trò của báo chí trên toàn cầu

Theo Tiến sĩ Kidong Park, các đơn vị báo chí truyền thông là những người đi đầu trong việc cung cấp thông tin liên quan đến COVID-19 cho công chúng.

Báo chí truyền thông đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để đưa ra những can thiệp kịp thời, để các thông tin liên quan đến sức khỏe cộng đồng được truyền tải nhanh chóng và rộng rãi. Chúng ta thấy các thực hành vệ sinh và bảo vệ sức khỏe ngày càng được lan tỏa trên toàn thế giới và ở Việt Nam mà ví dụ điển hình là việc thực hiện khuyến cáo 5K. Nếu không có báo chí truyền thông, việc mọi người tiếp cận được các nguồn thông tin khách quan sẽ bị hạn chế.

Báo chí truyền thông cũng là kênh truyền tải tiếng nói của người dân và dư luận đến các cơ quan chức năng. Bằng cách lắng nghe từ báo chí truyền thông, chúng ta có thể hiểu được mối quan tâm của người dân và từ đó xây dựng chiến lược ứng phó khẩn cấp vì sức khỏe cộng đồng một cách thích hợp và hiệu quả hơn. Báo chí truyền thông cũng giúp chúng ta phát hiện sớm hơn các mối đe dọa sức khỏe mới nổi.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các nhà báo, phóng viên từ các cơ quan báo chí đã hợp tác và chung sức trong cuộc chiến này. Nhưng cuộc chiến chống lại đại dịch vẫn chưa kết thúc.

Tin giả về COVID-19 gây hoang mang, bức xúc dư luận

Chung tay chiến thắng 2 đại dịch

Theo TS Kidong Park, vai trò của báo chí truyền thông ngày càng trở nên quan trọng hơn để vượt qua đại dịch này. Ông mong muốn tất cả cùng chung sức trong một cuộc chiến khác: cuộc chiến chống lại dịch bệnh về thông tin. “Dịch bệnh” về thông tin có thể được hiểu là khi có lượng thông tin quá lớn về một vấn đề, gây khó khăn cho việc xác định giải pháp.

Dịch bệnh về thông tin gây ra sự lan truyền thông tin sai lệch, thông tin giả mạo và tin đồn trong tình huống khẩn cấp về sức khỏe. Dịch bệnh về thông tin có thể cản trở những ứng phó hiệu quả vì sức khỏe cộng đồng và gây ra sự nhầm lẫn và mất lòng tin ở mọi người.

Virus "tin giả" lây lan trong đại dịch COVID-19 | VTV24

Ngay từ khi bắt đầu đại dịch, cả hệ thống Liên hợp quốc đã hợp tác để giải quyết đại dịch về thông tin COVID-19. Vào tháng 4/2020, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra sáng kiến Ứng phó Truyền thông của Liên hợp quốc để chống lại sự lan truyền của thông tin sai lệch và thông tin giả mạo. Vào tháng 5/2020, Đại hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định cao nhất của Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua một nghị quyết về ứng phó COVID-19. Nghị quyết công nhận rằng kiểm soát dịch bệnh về thông tin là một phần quan trọng trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 và kêu gọi các Quốc gia Thành viên cung cấp thông tin đáng tin cậy về COVID-19, thực hiện các biện pháp để chống lại thông tin sai lệch và thông tin giả mạo cũng như ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số để ứng phó đại dịch này. Chỉ khi chúng ta chung tay, mới có thể chiến thắng dịch bệnh về thông tin này.

WHO, ở cấp độ toàn cầu với các chuyên gia quốc tế và tại Việt Nam cùng Bộ Y tế, sẽ tiếp tục cung cấp kịp thời các thông tin và thông điệp về sức khỏe cộng đồng dựa trên các bằng chứng khoa học. TS Kidong Park kêu gọi các cơ quan báo chí truyền thông tiếp tục hợp tác để đưa những thông điệp này đến công chúng.

Tiến sĩ Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng các thói quen lành mạnh và giảm thiểu tác hại từ thông tin sai lệch và thông tin giả mạo. Báo chí truyền thông hãy tiếp tục khắc họa những câu chuyện đời thực: Câu chuyện của những nhân viên y tế và những cán bộ tuyến đầu đang chiến đấu vì mạng sống của bao người; Câu chuyện của những con người bình dị đang chống chọi với những tác động kinh tế của đợt bùng phát này hoặc lòng tốt giữa người với người và tinh thần tập thể.

Những câu chuyện ấy chạm đến trái tim của mỗi chúng ta và nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta cần sát cánh bên nhau. Tôi đã có cơ hội được gặp nhiều phóng viên từ các cơ quan báo chí khác nhau để thực hiện các buổi phỏng vấn và thảo luận.

Báo chí truyền thông đã rất nỗ lực trong việc truyền tải thông điệp đến công chúng. Các phóng viên đã hỗ trợ “dập tắt” các tin đồn và xử lý các thông tin sai lệch. WHO đánh giá cao nỗ lực của các nhân viên tuyến đầu, bao gồm cả báo chí truyền thông, trong công tác phòng chống dịch. Tinh thần dấn thân tác nghiệp của mỗi cá nhân trong ngành báo chí truyền thông vào thời điểm quan trọng này thực sự tỏa sáng trong những giờ phút khó khăn này.

Trên toàn cầu và tại Việt Nam, có thể khẳng định rằng chúng ta sẽ phải chung sống vi-rút trong một khoảng thời gian nữa và vi-rút sẽ tiếp tục lây lan và gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang chung tay để đương đầu với khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, vai trò của báo chí truyền thông càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngay lúc này, khi chúng ta đang tiến tới một cuộc sống “bình thường mới”, chúng ta cần hỗ trợ lẫn nhau.

Thành Huy Long - Hữu Tuấn

---

Xem thêm: Loạt bài 5 kỳ: Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19:

>>> Kỳ 1: Nhà báo dấn thân trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

>>> Kỳ 2: Cuộc chiến chống tin giả về Covid-19

>>> Kỳ 3: Những câu chuyện tại "điểm nóng" ở hiện trường

>>> Kỳ 4: Vấn đề chính sách và an toàn cho nhà báo chống dịch

>>> Kỳ 5: Sứ mệnh và trách nhiệm

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top