Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng và thực tiễn ở Việt Nam

Sáng ngày 30/3, Hội thảo Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” đã diễn ra tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa), cung cấp nhiều thông tin liên quan đến thực trạng về vấn đề nóng ‘tham nhũng’ luôn được quan tâm.

Hội thảo do Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ) phối hợp với Tạp chí Thanh tra và Thanh tra tỉnh Khánh Hòa tổ chức. Tham dự hội thảo có hơn 70 chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đại diện nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, trường đại học trên toàn quốc và tại tỉnh Khánh Hòa.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh_N.V. 

Xoay quanh chủ đề được nêu, các đại biểu tại hội thảo đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan như: Khái niệm kiểm soát quyền lực nhằm PCTN; cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN của Đảng, Nhà nước và xã hội; phương thức kiểm soát bên trong - bên ngoài hệ thống quyền lực; kiểm soát quyền trong ban hành và thực thi chính sách; chế định thanh tra công vụ với việc kiểm soát quyền hành chính nhằm PCTN; kiểm soát quyền lực nhằm PCTN trên một số lĩnh vực; kiểm soát quyền thanh tra; áp dụng các nguyên tắc của quản trị tốt nhằm kiểm soát quyền lực, PCTN; kiểm soát việc ban hành chính sách công của Chính phủ và chính quyền địa phương...

Hội thảo cũng chia sẻ quan điểm về thực tế hoạt động của các chủ thể xã hội trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm PCTN; sự phối hợp giữa các chủ thể nhà nước và xã hội trong kiểm soát quyền lực nhằm PCTN thời gian qua.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, đề tài nhằm mục tiêu xa hơn là hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN, đáp ứng toàn diện, kịp thời yêu cầu của công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

Đây là hội thảo thứ 2 trong 4 hội thảo thuộc kế hoạch nghiên cứu đề tài khoa học độc lập cấp quốc gia “Kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam” do Tiến sĩ Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra là chủ nhiệm đề tài.

Thanh Bình 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top