Khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ XVIII năm 2023: Mùa giải có kỷ lục về số lượng tác phẩm dự thi

00:14 17/04/2024 - Diễn đàn
Ngày 16/4, tại Hà Nội, Hội đồng Giải báo chí quốc gia tổ chức khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.

Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải báo chí quốc gia, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo Giải báo chí quốc gia phát biểu tại buổi khai mạc._Ảnh: Sơn Hải

Báo cáo công tác tổng hợp tác phẩm vòng sơ khảo, nhà báo Đỗ Thị Thu Hằng Phó Chủ tịch Hội đồng sơ khảo, Trưởng Ban Thư ký tổng hợp giải cho biết: Năm nay, Giải báo chí quốc gia nhận được sự tham gia của 18/21 liên chi hội, 30 chi hội trực thuộc, và 63/63 hội nhà báo tỉnh, thành phố.

Công tác tổ chức thực hiện Giải năm nay ở các cấp hội hầu hết được triển khai nền nếp, hiệu quả. Tuy nhiên, do năm nay nghỉ Tết Nguyên đán muộn, cùng với đó, công tác chuẩn bị cho Hội báo toàn quốc cùng một số hội nghị quan trọng của Hội Nhà báo Việt Nam nên việc gửi tác phẩm tham dự giải bị muộn hơn so với mọi năm và một số cấp hội làm chưa đúng theo hướng dẫn.

Năm nay, có 1.905 tác phẩm gửi dự giải, tiếp tục đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, có 127 tác phẩm có sự tham gia của tác giả không phải là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Ban Thư ký tổng hợp đã sơ loại 78 tác phẩm và đưa vào 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia vòng sơ khảo theo quy định.

Đại biểu tham dự vòng chấm sơ khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ XVIII_Ảnh: Sơn Hải

Theo nhà báo Đỗ Thị Thu Hằng, năm nay, thể loại báo in có tổng 619 tác phẩm, với 3 nhóm giải gồm: Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn có 296 tác phẩm; giải xã luận, bình luận, chuyên luận có 105 tác phẩm; giải phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép có 218 tác phẩm. Thể loại ảnh báo chí với 1 nhóm giải là giải ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh có 101 tác phẩm.

Thể loại phát thanh có tổng 199 tác phẩm, với 2 nhóm giải gồm: Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề, phát thanh tổng hợp có 64 tác phẩm; giải phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký có 135 tác phẩm. Thể loại truyền hình có tổng 465 tác phẩm, với 3 nhóm giải: giải tin, phóng sự, ký sự có 343 tác phẩm; giải bình luận, giao lưu, tọa đàm có 28 tác phẩm; giải phim tài liệu truyền hình có 94 tác phẩm.

Báo điện tử có tổng 443 tác phẩm, với 2 nhóm giải: giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến có 265 tác phẩm; giải phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép có 178 tác phẩm.

Trong đó, các loại hình phát thanh, truyền hình và báo điện tử tiếp tục chấm trực tuyến qua phần mềm chấm giải của Hội Nhà báo Việt Nam.

Nhà báo Trần Thái Sơn, Thường trực Hội đồng sơ khảo, Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam công bố Quyết định về việc thành lập Hội đồng sơ khảo, danh sách các thành viên và quy chế làm việc của Hội đồng sơ khảo_Ảnh: Sơn Hải

Phát biểu tại buổi khai mạc vòng chấm sơ khảo, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải báo chí quốc gia, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo cho rằng, mặc dù công tác sơ loại tác phẩm đã được Ban Thư ký tổng hợp Giải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Song, do khối lượng tác phẩm dự Giải lớn, điều kiện thời gian eo hẹp, chắc chắn trong khâu sàng lọc vẫn còn sơ sót.

Đồng thời, khẳng định mong muốn mỗi thành viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc thực sự khách quan, chấm tác phẩm, không chấm tác giả và không chấm cơ quan báo chí.

"Số lượng tác phẩm ở các thể loại có sự thay đổi, một số thể loại có số lượng tác phẩm tham dự lớn, có thể loại số lượng tác phẩm có giảm so với năm trước, vì vậy chúng ta cần xác định cơ cấu số lượng các tác phẩm để đưa vào vòng chung khảo..." - nhà báo Nguyễn Đức Lợi chia sẻ.

Cũng tại buổi khai mạc vòng chấm sơ khảo, các thành viên Hội đồng vòng chấm sơ khảo đã dành phần lớn thời gian để thảo luận về cách thức chấm giải và thời gian địa điểm cụ thể để đảm bảo khoa học, chất lượng cũng như tiến độ đề ra.

Theo kế hoạch, vòng chấm sơ khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ XVIII năm 2023 sẽ bắt đầu từ ngày 16/4/2024 đến ngày 6/5/2024./.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top