Hướng tới mục tiêu để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng những lợi ích của chuyển đổi số

Năm 2022, định hướng trọng tâm của công tác chuyển đổi số quốc gia là phổ cập dịch vụ trực tuyến, phổ biến nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; Phổ cập nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu; Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử; Phổ cập nền tảng dạy học trực tuyến; Phổ cập nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội thảo_Ảnh TTXVN.

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10, ngày 9/10, tại Hà Nội, Hội truyền thông số phối hợp tới Tạp chí điện tử Viettimes, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo "Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp".

Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện của Chương trình bình chọn, trao tặng Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards năm 2022 (VDA 2022). Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhận định, hội thảo là dịp tốt để cùng nhau nhìn lại chặng đường trong suốt gần 2 năm qua, chuyển đổi số đã và đang mang lại những lợi ích thiết thực gì cho người dân, cho doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: Chương trình "Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số" hướng tới mục tiêu để người dân được thụ hưởng những lợi ích của chuyển đổi số. Chuyển đổi số Việt Nam là bắt đầu từ những nhu cầu thiết thực trong cuộc sống hằng ngày của người dân, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số. Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10, cơ quan nhà nước cùng cộng đồng doanh nghiệp đồng hành với người dân trong tiến trình chuyển đổi số bằng cách đồng loạt có chính sách ưu đãi sử dụng sản phẩm, dịch vụ số lên đến 50% giá sản phẩm, dịch vụ. Với khách hàng mới, đó là cơ hội được giảm tối đa 50% chi phí. Đối với khách hàng hiện nay, đó là cơ hội được sử dụng nhiều hơn 50% so với cùng chi phí bỏ ra. Tháng tiêu dùng số cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng.

Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, ông Nguyễn Minh Hồng cho biết: Trong những năm qua Hội Truyền thông số đã tích cực cùng cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia góp phần xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số tại nước ta và hội nhập quốc tế. Hội Truyền thông số tham gia vào Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, chiến lược kinh tế số và xã hội số; phối hợp xây dựng và khảo sát chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh và chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hội cũng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, toạ đàm về các chủ đề liên quan đến Chính phủ số, dữ liệu mở, đô thị thông minh…

Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, cho biết thêm: "Việc ứng dụng tiện ích từ dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh xác thực điện tử là bước cải cách đột phá về thủ tục hành chính và giao dịch điện tử tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho người dân tiết kiệm thời gian, công sức; Đồng thời, đem lại lợi ích kinh tế rất to lớn như tiết kiệm 5.385 tỷ đồng tiền phát hành cho 107,7 triệu thẻ ATM hiện đang sử dụng khi triển khai sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho thẻ ATM”. Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) ông Nguyễn Phú Tiến đã trao đổi chuyên đề tại hội thảo: Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Tính đến nay, chương trình chuyển đổi số quốc gia đã đạt được các kết quả quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số; Kinh tế số; Xã hội số. Đáng chú ý, thống kê mới nhất của Cục chuyển đổi số quốc gia cho thấy, tính đến tháng 6/2022, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã đạt 10,41%, tăng mạnh so với mức 9,6% tại cuối năm 2021. Tuy vậy, kết quả này vẫn còn cách khá xa mục tiêu đề ra cho năm 2025 là mức 20% GDP.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng kêu gọi mọi người suy nghĩ và hành động để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Bộ Thông tin và Truyền thông đã hành động và sẽ hành động để cùng đồng hành với các tổ chức, cá nhân trên hành trình chuyển đổi số. Sự chung tay, góp sức của cộng đồng cùng nhau tạo nên một câu chuyện đáng để kể về chuyển đổi số Việt Nam.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top