Hội thảo Xây dựng Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam

Nhằm tập hợp ý kiến của các nhà báo lão thành, đại diện các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan báo chí hàng đầu của cả nước để tiến tới hoàn chỉnh Bộ Quy định đạo đức nghề nghiệp và đi vào thực tiễn từ 1/1/2017, Hội thảo Xây dựng quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam được tổ chức sáng 16/11 tại Hà Nội.

Các đồng chí chủ trì hội thảo. Ảnh: PV

Sau khi Hội Nhà báo Việt Nam có chủ trương xây dựng Bộ Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam phù hợp với Hiến pháp 2013 và Luật Báo chí 2016, đáp ứng với tình hình mới của đời sống xã hội và đời sống báo chí, thời gian qua từ Trung ương Hội đến Hội Nhà báo các tỉnh,  thành phố, các Liên chi hội và các Chi hội trực thuộc đã triển khai nhiều công việc theo đúng lộ trình; đã và đang nhận được hưởng ứng và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết.

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Bộ Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam được xây dựng dựa trên 3 yếu tố chính, đó là: Có sự kế thừa của Bộ Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam ban hành năm 2005; Dựa trên cơ sở nhận thức về mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức; Căn cứ vào những biến động, thay đổi, nét mới của đời sống xã hội, đời sống báo chí và thời đại công nghệ kỹ thuật số... mà bộ Quy định trước đây chưa đề cập tới.

Hiện nay, vấn đề đạo đức người làm báo đang là vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn từ dư luận xã hội. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao trong các điều của Quy định phải thể hiện được tất cả những nội dung cơ bản nhất, thiết yếu nhất, vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Sau 2 lần họp tập hợp ý kiến tâm huyết từ các nhà báo lão thành, các cơ quan chỉ đạo quản lý báo chí, các cơ quan báo chí hàng đầu trong cả nước, Ban soạn thảo đã cân nhắc, chắt lọc và đưa ra bản dự thảo Quy định gồm 9 điều dựa trên sự kế thừa bộ quy định ban hành năm 2005; đồng thời có sự tham khảo bộ Quy định đạo đức của các nước khác trên thế giới và dựa trên cơ sở nhận thức về mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức.

Nhà báo lão thành Phan Quang phát biểu tại hội thảo. Ảnh:PV

Tại Hội thảo, các nhà báo, các đại biểu đóng góp ý kiến tập trung chủ yếu vào những vấn đề:

Một là, sự cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện Bộ Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, xây dựng dựa trên chuẩn mực về đạo đức, tập quán của dân tộc. Bộ Quy định này cần định lượng được các nội dung và dễ nhận thấy, dễ kết luận và dễ thực hiện khi xử lý, đặc biệt là việc xử lý vi phạm đạo đức tới mức thu hồi thẻ hành nghề, tước quyền tác nghiệp.

Hai là, quy định phải cố gắng hội tụ đủ các yếu tố: nhà báo phải trung thành với sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; Phải thượng tôn pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, thực hiện nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội; Công tâm, trung thực, công bằng, cân bằng trong tác phẩm cũng như hành nghề; Thực hiện đúng mục đích, tôn chỉ tờ báo, quy tắc hành nghề, chuẩn mực trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội; Không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi, vô cảm, vi phạm bản quyền, làm lộ bí mật quốc gia; Học tập chính trị, nghiệp vụ; Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bảo vệ, phát huy văn hoá dân tộc.

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã nhấn mạnh: “Mục tiêu của bộ Quy định này có giá trị dẫn dắt lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút. Từ ý nghĩa rất tích cực này, tôi tin rằng bộ Quy định sẽ được lan toả trong đời sống báo chí và tác động tích cực, trực tiếp đến đội ngũ những người làm báo Việt Nam”.

Thuỳ Dung - Cường Phạm

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top