Hội thảo khoa học 'Hồ Chí Minh với Mặt trận Việt Minh'

Nhân kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2016) và 75 năm ngày thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941 - 19/5/2016), sáng ngày 18/5, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Hồ Chí Minh với Mặt trận Việt Minh”.

Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Phạm Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng; PGS,TS Lê Văn Lợi, Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học.

   GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện phát biểu chào mừng Hội thảo. Nguồn: NPA

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, các đại biểu tập trung làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh với Mặt trận Việt Minh trên các phương diện:

Mặt trận Việt Minh ra đời xuất phát từ nhu cầu lịch sử khách quan, phản ánh sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết những vấn đề căn bản của cách mạng Việt Nam.

Sau gần 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Theo sáng kiến của Người, ngày 19/5/1941,Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) được thành lập. Từ đó, cái tên Việt Minh đã gắn liền với những thắng lợi của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc suốt những năm 40 của thế kỷ XX. Mặt trận Việt Minh là biểu thị sinh động nhất sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, tư tưởng đó đã trở thành nền tảng của Đảng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân hiện nay.

Sứ mệnh của Đảng là lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, đoàn kết các giai cấp trong nước thành một khối. Muốn giải phóng dân tộc cần có một hình thức tổ chức thích hợp nhằm đoàn kết tất cả các lực lượng của dân tộc, trong đó công nhân, nông dân là nòng cốt, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Mặt trận Việt Minh ra đời đáp ứng yêu cầu bức thiết đó. Và lực lượng của Mặt trận Việt Minh là toàn thể nhân dân liên hiệp lại. Sự xuất hiện của Mặt trận Việt Minh không chỉ là sự xuất hiện của một hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất mới, mà bản thân nó là một lời kêu gọi có tác dụng động viên rất to lớn, thức tỉnh toàn thể dân tộc.

Mặt trận Việt Minh là biểu tượng sáng ngời và tập trung của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh

Với Mặt trận Việt Minh, khối đại đoàn kết dân tộc lớn mạnh chưa từng có, trong một thời gian ngắn đã tạo nên những bước phát triển mới về chất cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Khắc phục những hạn chế của các hình thức mặt trận trước đó, Mặt trận Việt Minh “chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn. Việt Minh chủ trương tập hợp hết thảy mọi tinh thần độc lập chân chính của giống nòi, kết thành một khối cách mạng vô địch…”. Với một lực lượng rộng rãi như vậy đã làm cho Việt Minh trở thành một điển hình tiêu biểu của Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Không có sức mạnh của khối đoàn kết ấy thì không thể có thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, cũng như thắng lợi của các giai đoạn cách mạng tiếp theo.

Thành công lớn của Mặt trận Việt Minh không chỉ nhờ chính sách đại đoàn kết dân tộc đúng đắn mà Việt Minh còn thực hiện đoàn kết quốc tế. Việt Minh chủ trương liên hiệp với các dân tộc anh em cùng chung sống trên đất Đông Dương đang cùng Việt Nam bị chủ nghĩa đế quốc thống trị; “sẵn sàng bắt tay với các dân tộc bị áp bức ở châu Á, nhất là các dân tộc Tàu, Triều Tiên, Miến Điện, Ấn Độ, đặng cùng các dân tộc ấy thành lập mặt trận liên minh chống đế quốc phát xít”. Chính những chủ trương, biện pháp sắc sảo của Hồ Chí Minh đã góp phần lý giải câu hỏi tại sao Mặt trận Việt Minh, một tổ chức mang đầy hơi thở cách mạng, một tổ chức cộng sản mà vẫn tranh thủ được ở một mức độ nhất định sự ủng hộ của các nước đế quốc trong phe đồng minh, đặc biệt là Mỹ.

                                      PGS,TS Lê Quốc Lý báo cáo đề dẫn Hội thảo. Nguồn: NPA

Mặt trận Việt Minh khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng đúng đắn của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh

Mặt trận Việt Minh không thể có sức mạnh thật sự nếu tách rời sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo Mặt trận với tư cách thành viên của Mặt trận; Đảng có thể đưa chính sách cách mạng của mình ra, đề nghị với Mặt trận, lại có thể hăng hái tham gia trực tiếp chỉ huy các cuộc đấu tranh của quần chúng. Đảng viên của Đảng trực tiếp hoạt động đem đường lối của Đảng tuyên truyền và phát huy ảnh hưởng của Đảng trong Mặt trận Việt Minh. Thông qua Mặt trận, đường lối của Đảng đến với quần chúng nhanh chóng và hiệu quả, quần chúng tin tưởng vào Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Từ đó, Đảng và Mặt trận Việt Minh gắn bó keo sơn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Hồ Chí Minh với Mặt trận Việt Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

Mặt trận Việt Minh là một cống hiến quan trọng của lãnh tụ Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Thực tiễn luôn thay đổi không ngừng, nhưng tư tưởng của Hồ Chí Minh về Mặt trận vẫn đang tỏa sáng cùng với dân tộc, là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển trong thời kỳ hội nhập và mở cửa. Hiện nay trong thực hiện đường lối đại đoàn kết dân tộc, Đảng ta luôn khẳng định “Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Bài học thành công của Đảng ta về xây dựng Mặt trận đoàn kết dân tộc nói chung và Mặt trận Việt Minh nói riêng có ý nghĩa chiến lược xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta từ trước đến nay. Sự gắn bó keo sơn giữa Đảng ta với Mặt trận Việt Minh cách đây 75 năm trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay trong sự nghiêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không gì có thể phá vỡ nổi.

PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc tham luận tại Hội thảo

Nguồn: NPA

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top