
Hội Khuyến học Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm “Đi theo con đường tự học của Bác”
-
Nhân kỷ niệm lần thứ 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện Kế hoạch công tác năm 2022, ngày 18/5/2022, Hội Khuyến học Hà Nội long trọng tổ chức hội nghị tọa đàm với chủ đề “Đi theo con đường tự học của Bác”.
Tham dự Toạ đàm có Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, cùng nhiều đại biểu đại diện cho Sở GD&ĐT Hà Nội; Ban Thưởng vụ Hội Khuyến học Hà Nội; các ông bà là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội khuyến học các quận, huyện, thị xã; Ban khuyến học các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội; đặc biệt có 42 tác giả các bài tham luận trong buổi toạ đàm.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh - UV Thường vụ Trung ương HKH Việt Nam, Chủ tịch HKH Hà Nội chủ trì cuộc Toạ đàm.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh – Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội đọc đề dẫn cuộc Toạ đàm “Đi theo con đường tự học của Bác”.
Bác Hồ - Vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc, là một tấm gương vĩ đại về học tập cho mọi người dân noi theo. Cả cuộc đời Bác là cả cuộc đời học tập không ngừng nghỉ. Bác học để nắm bắt được tri thức của thời đại, tri thức vô tận của Nhân dân. Bác coi việc học là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và cũng vì nhiệm vụ để lãnh đạo đất nước, để phục vụ Nhân dân.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân, đi tới bất cứ đâu, ở nước nào, tiếp cận với dân tộc nào Bác đều nỗ lực tự học và trở thành thông thái trong nhiều lĩnh vực, Người viết và nói được nhiều thứ tiếng trên thế giới. Có thể nói, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn học tập. Học trong lúc làm việc, học trong lúc ngoại giao, học trong khi hội họp, học trong lúc thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ, học trong lúc sinh hoạt với mọi người. Chính vì vậy Người là một kho tri thức lớn đã lãnh đạo Đảng ta, Nhân dân ta có được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong công cuộc giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Các đại biểu khách mời dự Toạ đàm
Nỗ lực, đẩy mạnh: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, đường lối chính sách khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Từ mục tiêu coi con người là chủ nhân của xã hội, muốn xã hội phát triển, con người phải có tri thức, Hội khuyến học từ Trung ương đến địa phương được thành lập đã khuyến khích, động viên để mọi tầng lớp nhân dân học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng một xã hội học tập. Thông qua đó, Nhân dân đã tích cực tham gia và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Nhiều tấm gương từ già đến trẻ đã học tập, rèn luyện nổi bật trong mọi lĩnh vực lao động, công tác và học tập.
Toàn cảnh Hội nghị Toạ đàm của Hội Khuyến học Hà Nội.
Tuy nhiên việc học để có trí thức có tài năng không phải muốn là được, mà phải vượt qua mọi khó khăn, phải có ý chí, kiên trì, nhẫn nại và phải học bằng nhiều hình thức, nhiều phương cách. Không chỉ học ở trường, học trong sách vở, còn phải học ở Nhân dân, học ở mọi lúc, mọi nơi, học trong mọi hoàn cảnh. Chính vì vậy Hội Khuyến học Hà Nội đã tổ chức cuộc Toạ đàm “Đi theo con đường tự học của Bác” với mong muốn giúp mọi người hiểu thêm, nhận thức đầy đủ hơn về việc học tập, về tấm gương tự học của Bác Hồ vĩ đại.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được tìm hiểu 42 bài tham luận in trong kỷ yếu của hội nghị và được trực tiếp nghe 10 bài tham luận của: Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh - UV Thường vụ Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội khuyến học Hà Nội.(Báo cáo đề dẫn). Ông Trịnh Văn Tiến - Chi hội khuyến học số 4, phường Phương Mai, quận Đống Đa; Ông Phùng Đăng Hường - Phó Trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo Huyện ủy Ba Vì, Ủy viên Thường vụ Hội khuyến học huyện Ba Vì; Bà Nguyễn Thị Lệ Hải - Ban khuyến học Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; Bà Trần Thị Thanh Huyền – Hội khuyến học quận Hoàn Kiếm; Ông Lê Văn Mừng - Chủ tịch Hội khuyến học huyện Thường Tín; Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Ban khuyến học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Ông Nguyễn Việt Cường - Chi hội khuyến học tổ 20, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm; Bà Nguyễn Thị Hạnh - Thôn Đông Trù, xã Đông Hội, huyện Đông Anh; Bà Nguyễn Thị Anh - Ban khuyến học Trường Đại học Thủy Lợi.
Đại biểu tham luận trực tiếp tại hội nghị Toạ đàm.
Có thể nói, các báo cáo tham luận đã giúp chúng ta nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học, cho ta những bài học quý giá về phương pháp học. Nhiều cá nhân, tập thể đã noi gương tự học của Bác để có được hiệu quả thiết thực trong học tập, lao động, sáng tạo.
Kỷ niệm lần thứ 132 ngày sinh của Bác, ghi nhớ công ơn của Bác chúng ta lại càng nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trong việc học tập và làm theo lời Bác: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.50). Thực hiện lời dạy của Bác, chúng ta cần phải quyết tâm hơn nữa, vượt mọi khó khăn trở ngại để học tập rèn luyện. Học để nâng cao trí tuệ, học để cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, học để bảo vệ non sông đất nước. Học để xã hội của chúng ta ngày càng phát triển, học để xã hội văn minh, loài người ngày một tiến bộ hơn.
Minh Thái


Việt Nam đề xuất giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các nghị viện thành viên IPU

Đạt nhiều kết quả quan trọng thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chính phủ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2/2023

Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam sẽ mãi tỏa sáng, làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời đại mới

Khởi công dự án nhà ở xã hội gần 5.000 tỷ đồng

Kỳ họp thứ 11 HĐND TP.Hà Nội khóa XVI sẽ quyết nghị 6 nội dung quan trọng

Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác chiến lược tin cậy

Việt Nam sẵn sàng hợp tác hiện thực hóa các nội dung ưu tiên của ASEAN

Tổng Bí thư dự kỷ niệm 75 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác dạy

Chính phủ ban hành quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
