Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hỗ trợ gia hạn thẻ BHYT cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

Kể từ ngày 15/10/2023, BHXH thành phố Hà Nội dừng việc in thẻ BHYT giấy chuyển đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để trả cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) như hiện nay.

Dừng in thẻ BHYT giấy trả cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đây là một trong số những nội dung tại Công văn số 5386/BHXH-TST vừa được BHXH thành phố Hà Nội gửi tới các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội; Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố về việc gia hạn thẻ BHYT cho người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.

Công văn nêu rõ, thời gian qua, nhiệm vụ Chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ được triển khai toàn diện, đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành, cải cách thủ tục hành chính, khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Do đó, đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của cá nhân, tổ chức đang sinh sống và làm việc trên địa bàn. Trong đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã cho thấy được hiệu quả quản lý của ngành, hướng tới phục vụ, đem lại sự thuận lợi, hài lòng cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT. 

Để tiếp tục thực hiện đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục, tiết kiệm thời gian đối với người dân nói chung, người lao động nói riêng khi giao dịch, thuận tiện cho cán bộ, nhân viên trong thực hiện nghiệp vụ tại các Đơn vị, kể từ ngày 15/10/2023, BHXH thành phố Hà Nội dừng việc in thẻ BHYT giấy chuyển đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để trả cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) như hiện nay. Thay vào đó thực hiện gia hạn thẻ trên hệ thống dữ liệu do Ngành quản lý và người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng mã số BHXH cũ trước khi nghỉ hưởng TCTN.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người tham gia BHYT được đầy đủ, kịp thời ngay khi dừng việc in thẻ BHYT giấy, đề nghị Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố thông tin ngay cho người lao động khi người lao động đến nộp hồ sơ hưởng TCTN về việc dừng in thẻ BHYT giấy của cơ quan BHXH kể từ ngày 15/10/2023 để người lao động biết và phối hợp thực hiện.

Người lao động có thể sử dụng thẻ BHYT giấy đã được cấp trước đó để đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Đồng thời, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố tiếp tục phối hợp tuyên truyền đến người lao động khi nộp hồ sơ hưởng TCTN thực hiện cài đặt ứng dụng VssID “Bảo hiểm xã hội số” để tra cứu thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN và sử dụng thẻ BHYT điện tử khi đi khám, chữa bệnh trên ứng dụng đối với những trường hợp có thay đổi nơi KCB (hiện nay các cơ sở KCB đã thực hiện việc dùng hình ảnh thẻ trên ứng dụng VssID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp thay thế thẻ BHYT giấy).

Ngoài ra, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT thực hiện phối hợp hướng dẫn, tiếp nhận thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, ứng dụng định danh điện tử VNeID, Căn cước công dân có gắn chíp để thực hiện việc KCB đối với người dân và người lao động, đảm bảo đầy đủ quyền lợi theo quy định.

Trường hợp người tham gia BHYT đến giao dịch tại các cơ sở KCB nhưng chưa cài đặt hoặc đã cài nhưng chưa kích hoạt thành công ứng dụng VssID, ứng dụng định danh điện tử VNeID mức 2 (có tích hợp thẻ BHYT), CCCD gắn chíp chưa được đồng bộ với dữ liệu tham gia BHYT, hướng dẫn người tham gia BHYT liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội theo số điện thoại 024.37236555 hoặc đến cơ quan BHXH gần nhất để được hỗ trợ. 

Bảo My

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top