Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Cần hiểu đúng về ý nghĩa của Lễ khai ấn Đền Trần

Những ngày gần đây, câu chuyện về sự thật của Lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định) được rất nhiều người quan tâm và thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn. Vậy, ý nghĩa thực của Lễ khai ấn Đền Trần là gì?

Từ chuyện Khai ấn của một làng ở Tức Mặc Nam Định sau đó nhanh chóng trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: TL

Bắt đầu ngày làm việc của năm mới sau kỳ nghỉ Tết

Theo tục truyền, năm 1258, đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông nhà vua cho mở tiệc mừng suốt ba ngày liền và phong tước cho người có công. Từ đó các vua nối nghiệp về sau, hàng năm làm theo thành lệ khai ấn đầu năm để thưởng công, phong tước cho các triều thần.

Thông tin từ Bộ VH,TT&DL, Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.

Ngoài ra, theo hồi cố của các bô lão, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng Giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc. Các làng rước kiệu các vị thần về tụ tập ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi lễ này phản ánh một tập tục nghi lễ cổ: sau những ngày nghỉ tết, từ rằm tháng Giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường.

Ngày nay, khai ấn đền Trần trở thành niềm mong mỏi, đón chờ của hàng vạn người từ Bắc chí Nam “rầm rộ” đổ xô về Nam Định tham dự Lễ khai ấn (vào 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng), với mong muốn cầu tài, xin bổng, mong muốn một năm làm ăn thuận lợi, giàu sang phú quý.

Sau này, người dân nơi đây tiếp tục duy trì mỹ tục để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, đồng thời giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc. “Khai ấn” là mở đầu ngày làm việc của một năm mới, theo nghi thức cổ khai ấn không có tục xin ấn.

"Phong trào" đi lễ đầu năm

Qua tìm hiểu được biết, hiện nay ở đền Trần có hai loại dấu cùng đóng từ một “ấn”. Ấn được đóng trên giấy điệp vàng là dành cho “thường dân”. Ấn được đóng trên tấm lụa đỏ là dành cho quan chức.

Người dân ở khắp các tỉnh thành chen chúc xin "ấn thiêng". Ảnh: TL

Những năm gần đây, được sự quân tâm của chính quyền lễ hội truyền thống được khôi phục, trong đó có lễ khai ấn đền Trần. Song, lễ khai ấn đền Trần tuy được khôi phục lại nhưng đã mang màu sắc và mục đích khác là xin dấu ấn thiêng. Lý do nào đã khiến cho đền Trần những ngày đầu năm luôn "chật cứng”, bởi hàng vạn người từ tứ xứ đổ về?

Tâm lí đám đông  là một trong những nguyên nhân chính “kích thích” lượng người đến với đền Trần đông hơn cả.

Với tâm lý mong muốn cầu tài, cầu lộc đầu năm nhiều người đã tự “gán” ý nghĩa này cho ấn đền Trần, họ thản nhiên “mặc định” dấu ấn xin về nhất định sẽ mang tới của cải, giàu sang. Không tìm hiểu, thậm chí không hề biết về lịch sử và ý nghĩa của ấn, nhiều người có mặt tại đây vì thích thú hoặc đi theo cho có "phong trào".

Hay như ngày thần tài, mặc sức cho giá vàng tăng người dân khắp nơi “lũ lượt” xếp hàng từ sáng sớm mua vàng cầu may.

Sở dĩ có tình trạng trên do tâm lý hùa theo đám đông và thích “chơi trội” đã bám sâu trong góc nghĩ của nhiều người, gây ra hiệu ứng tiêu cực cho xã hội. Hệ quả của việc không đi theo cổ tục cộng thêm với những nhìn nhận lệch chuẩn đã khiến khách thập phương nô nức đua chen, thậm chí dẫm đạp lên nhau để “tranh cướp” dấu ấn.

Số lượng người tham gia Lễ Khai ấn đáng chú ý nhất là năm 2010 BTC dự kiến có khoảng 10 vạn người, nhưng con số thực tế tăng lên 2 lần, tức 20 vạn người tham gia. Đồng thời, Công an tỉnh Nam Định đã phải huy động tới 2.000 cán bộ chiến sĩ, dựng lên 5 hàng rào để đảm bảo an ninh.

Mặc dù đã cố gắng tới mức tối đa, nhưng không tránh khỏi thảm cảnh biển người xô đổ hàng rào,,hàng chục người bị ngất phải cấp cứu, người khóc, kẻ kêu vì bị móc ví, mất điện thoại hoặc thảm hại hơn là mắc kẹt trong đám hỗn loạn.

Người dân đi lễ ở Đền Trần, Ảnh: Nam Huy

Trước và sau lễ hội, một loạt  bài viết hướng dẫn “để dấu ấn như thế nào cho thiêng, mẹo treo ấn sẽ ban nhiều phước, hay  ấn nào thiêng nhất…” được đăng tải hàng loạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng… Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho tâm lý đám đông, truyền thông cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, đồng thời phát huy vai trò dẫn dắt công chúng, cung cấp thông tin chính xác nhất tới người dân. Không để tình trạng “câu” like, view đánh mất thương hiệu và uy tín của tòa soạn.

 

Hà Anh 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top