
Hapro và câu chuyện nhà xuất khẩu chuyên nghiệp
Định vị thương hiệu thương mại Thủ đô bằng sự nỗ lực, sáng tạo của hơn một thập kỷ bắt nhịp thời cuộc, đầu tư bài bản có chiều sâu, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - Hapro đã khẳng định được vị trí cũng như vị thế của mình trong ngành xuất khẩu Việt Nam với tư cách một nhà xuất khẩu chuyên nghiệp, uy tín, bền vững.
Hai trụ cột
Mười mấy năm trong tư cách là gương mặt thương mại Thủ đô, Hapro đã không phụ sự tin tưởng lòng yêu mến của người tiêu dùng.
Không giống như các đơn vị thương mại khác; Hapro chọn cách đi và đích đến cho riêng mình bằng việc xây dựng và phát triển trên hai trụ cột - đây cũng là hoạt động kinh doanh chính bao gồm kinh doanh thương mại quốc tế và kinh doanh thương mại nội địa.
Trong đó, hoạt động xuất khẩu là thế mạnh đặc biệt đã đưa Hapro vươn lên và được đánh giá là một đơn vị xuất khẩu lớn.
Đoàn công tác của Hapro do ông Vũ Thanh Sơn - Tổng Giám đốc dẫn dầu tham gia Hội chợ MegaShow (Hồng Kong) nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuát nhập khẩu. Ảnh: T.L
Hàng hóa xuất khẩu của Hapro đã có mặt ở 70 nước và khu vực trên thế giới. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ đạo gồm Mỹ, Hà Lan, Canada... (với mặt hàng hạt điều), Philippine, Trung Quốc...(với mặt hàng gạo), một số nước Trung Đông, UAE, Hàn Quốc... (với mặt hàng tiêu và cà phê).
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của Hapro tập trung vào một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, mặt hàng rau củ quả chế biến, mặt hàng thực phẩm chế biến, mặt hàng thủ công mỹ nghệ. ...
Riêng đối với mặt hàng nông sản như hạt điều, hạt tiêu, Hapro thuộc đơn vị nằm trong top ten những doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất cả nước.
Và hai mặt hàng xuất khẩu có tốc độ phát triển cao là hạt điều (kim ngạch xuất khẩu tăng 25% so với năm 2016) và gạo (kim ngạch xuất khẩu tăng 17% so với năm 2016).
Với tính chất của một đơn vị làm thương mại, để có được những thành tích từ hoạt động xuất khẩu mang lại như Hapro quả không dễ dàng.
Kết quả hôm nay đã phản ánh cả một quá trình đầu tư chiều sâu, tận dụng tối đa lợi thế ngành hàng, đào sâu nghiên cứu thị trường... Giá trị cốt lõi của một đơn vị được tạo nên từ nội lực là vậy.
Hapro đã chọn lựa và biến những lợi thế chung xuất khẩu của Việt Nam thành thế mạnh của đơn vị, tạo nên một thương hiệu xuất khẩu riêng có của Hapro, của Hà Nội.
Mười mấy năm theo đuổi một chiến lược kinh doanh, những sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và kinh nghiệm sẽ là cơ sở để Hapro hướng đến những tham vọng xa hơn.
Đưa thương hiệu xuất khẩu Hapro trở thành thương hiệu quốc tế hàng đầu tại khu vực, bao trùm mọi hoạt động của Tổng công ty.
Hapro tham gia Hội chợ GuluFood tại Dubai. Ảnh: T.L
Xây dựng thành công 05 mặt hàng xuất khẩu nằm trong 05 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của cả nước gồm: Gạo; Hạt tiêu; Hạt điều; Cà phê; Thủ công mỹ nghệ.
Đẩy mạnh phát triển các cơ sở vệ tinh, tăng cường khả năng phát triển nguồn hàng trong và ngoài nước, tạo kênh hàng hóa đa chiều gắn với thương hiệu Hapro phục vụ tối đa cho nhu cầu xuất khẩu và thị trường trong nước, đặc biệt là: Hoa quả tươi, gạo, nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ, công nghệ phẩm, thủy hải sản chế biến, công nghiệp tiêu dùng,…
Như người đứng đầu đơn vị, Tổng Giám đốc Vũ Thanh Sơn đã chia sẻ: Trong phương án sau CPH của Tổng Công ty, cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty sau CP, Tổng Công ty kiên trì định hướng tiếp tục phát triển là đơn vị thương mại lớn của Hà Nội, tiếp tục duy trì phát triển thị trường xuất khẩu với các mặt hàng thế mạnh, chủ lực của Tổng Công ty...
Cơ sở để kỳ vọng
Chuẩn chỉ trong kinh doanh, nghiêm túc trong cách thức tổ chức hoạt động, không chỉ là thương hiệu đại diện cho thương mại Thủ đô, Hapro còn khẳng định được vai trò của một trong những đơn vị xuất khẩu chuyên nghiệp, có nghề của Việt Nam.
Để chủ động về nguồn hàng hóa phục vụ xuất khẩu, Hapro đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất như đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, kho xưởng như nhà máy chế biến điều ở Bình Dương, nhà máy chế biến gạo xuất khẩu ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất gốm Chu Đậu...
Thương hiệu Hapro đang ngày càng nhận được sự yêu thích và tin dùng của người dân Thủ đô và cả nước. Ảnh: T.L
Chính sự đầu tư chiều sâu đó đã tạo ra một nguồn hàng vững chắc nhất, là lý do tại sao suốt những năm qua, xuất khẩu của Hapro rất ổn định (mặt hàng xuất khẩu hạt điều, hạt tiêu... luôn ở top 5, top 10 của Việt Nam ).
Có lẽ với Hapro, những ai đã từng đi qua một thời chung lưng đấu cật để làm nên thương hiệu Gốm Chu Đậu Hapro không thể quên những năm tháng khó khăn khi Nhà máy Chu Đậu phải đầu tư ròng rã hơn 10 năm trời. Chọn đầu tư cho hàng thủ công đã là một sự lựa chọn dũng cảm bởi để thành công ở lĩnh vực này cần cả một quá trình.
Hapro đã chấp nhận đầu tư công sức, trí tuệ, tài chính, đôi khi chấp nhận cả những điều tiếng ... Nếu chỉ là một doanh nghiệp thương mại đơn thuần thì sẽ không chọn cách đi “dài hơi và tốn kém” ấy.
Và rồi, trời đã không phụ công người. Kiên trì hơn 10 năm, 3-4 năm trở lại đây Gốm Chu Đậu Hapro bắt đầu có sự gặt hái, hứa hẹn một mặt hàng thủ công xuất khẩu tiềm năng.
Sau thương hiệu Gốm Chu Đậu Hapro hôm nay còn có niềm vui của những người trong cuộc, của những người tâm huyết với văn hóa dân tộc, ngành nghề thủ công – Hapro đã vực dậy cả làng nghề gốm cổ Chu Đậu bị lãng quên.
Ở Hapro sau bài toán thương mại còn có sự nhân văn của một thương hiệu gắn liền với Thủ đô của đất nước.
Hapro thường xuyên mở rộng các quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Ảnh T.L
Tư duy ấy đang đi đúng hướng và hoàn toàn phù hợp với chiến lược kinh doanh lâu dài của Hapro đặt ra những năm sau này: Bổ sung nguồn lực cho công tác đầu tư phát triển, nhất là phát triển sản xuất một số mặt hàng nhằm chủ động về nguồn hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Tiếp tục đầu tư phát triển một số nhà máy chế biến hàng nông sản, nhà máy sản xuất một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ như hàng mây tre lá, hàng tre cuốn,…đảm bảo đủ điều kiện cấp chứng chỉ BSCI để chủ động về nguồn hàng hóa đảm bảo điều kiện vào một số thị trường lớn...
Là một doanh nghiệp xuất khẩu, Hapro cũng hiểu hơn ai hết yếu tố thị trường. Suốt nhiều năm qua, song song với đầu tư về chất, Hapro đã rất là chú trọng trong xây dựng các mối quan hệ đối tác, xây dựng thị trường nước ngoài, chủ động xây dựng các mối quan hệ với các đại sứ, tham tán ở nước ngoài, ở Việt Nam để làm sao luôn luôn có được thị trường ổn định.
Đồng thời tham gia các hội chợ nước ngoài thường xuyên và liên tục... Làm tốt yếu tố đối ngoại là một trong những công cụ để Hapro mở rộng và phát triển xuất khẩu của mình.
Với chủ trương đi bằng hai chân, trụ vững trên hai trụ cột, trong đó xác định xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chủ đạo bên cạnh phát triển thương mại nội địa.
Hapro quan niệm, lấy xuất nhập khẩu thúc đẩy thị trường nội địa (sự tương hỗ), phát triển xuất kkhẩu tốt sẽ có chiều hàng hóa về và ngược lại, lấy thị trường quốc tế tác động phát triển thị trường nội địa.
Mối quan hệ tương hỗ trong kinh doanh của Hapro đã tạo ra sự cân bằng, tương hỗ lẫn nhau của các ngành trong mọi điều kiện kinh doanh, xây dựng được chân rết bền vững.
Những sự đầu tư thỏa đáng từ nhân lực, vật lực, chiến lược, chính sách là tài sản cứng, là cơ sở để Hapro phát triển thế mạnh xuất khẩu và cũng chính xuất khẩu phát triển mạnh đã mang lại giá trị thương hiệu cho Hapro.
Giá trị của thương hiệu Hapro không chỉ ở con số mười mấy năm mà nó còn chứa đựng những giá trị lịch sử của ngành thương mại Thủ đô từ những ngày tem phiếu, từ những ngày hòa bình rồi năm tháng đổi mới và hội nhập…
Mang sứ mệnh và trách nhiệm của những người làm thương mại của Thủ đô, Hapro đã tạo được một phong cách, một lối đi riêng - cách đi bền vững của tư duy phải chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho tương lai.
Theo Thời báo Doanh nhân

63 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải báo chí Thông tấn xã Việt Nam 2016

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn doanh nghiệp Hong Kong (Trung Quốc)

Hoàn thiện kế hoạch giao vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Xử lý vấn đề tồn tại của Công ty cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam
