Giới thiệu các sản phẩm hữu cơ châu Âu tại Việt Nam

Ngày 3/3/2023 diễn ra hội thảo “ Thưởng thức hương vị hữu cơ châu Âu tại Việt Nam – Naturland giới thiệu về tương lai của nông nghiệp hữu cơ” đồng tại trợ bởi Liên minh châu Âu, do Naturland - Hiệp hội Nông dân hữu cơ Đức tổ chức. Hội thảo đã thu hút hơn 50 khách tham dự bao gồm nhà báo, KOL ẩm thực để giới thiệu sản phẩm hữu cơ châu Âu qua sự trình diễn tài ba của đầu bếp Mouquet-Richelet Robin và góp mặt của Ông Albin DEFORGES - đại diện Naturland tại Việt Nam.

Quang cảnh hội thảo.

Với các quy định chi tiết trong canh tác hữu cơ bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận đã nhận được sự tin tưởng đáng kinh ngạc từ người dân châu Âu. Đứng thứ 2 về thị phần toàn cầu, tổng diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ của EU năm 2021 tăng lên 15,6 triệu ha; số hộ sản xuất hữu cơ đạt 380.000 hộ và có 82.500 cơ sở chế biến. Năm 2021, thị trường bán lẻ tăng trưởng 3,6%, đạt 46,7 tỷ EUR (chỉ sau Mỹ).

Ông Albin DEFORGES - đại diện Naturland tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo báo chí bắt đầu với phần chia sẻ các thhông tin về các sản phẩm Hữu cơ châu Âu và các tiêu chuẩn Organic của Naturland của ông Albin -  Đại diện của Naturland tại Việt Nam. Các sản phẩm Hữu Cơ của EU được đánh giá cao bởi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong phương pháp sản xuất, bằng cách làm nổi bật các tính năng cụ thể về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, các khía cạnh sức khỏe, tôn trọng môi trường, tính bền vững, đặc điểm của các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm, đặc biệt là về chất lượng và sự đa dạng với cách tiếp toàn diện sản phẩm.

Một trang trại được chứng nhận hữu cơ  

Cần phải tuân theo một số tiêu chuẩn nhất định như giảm mạnh việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu; nông dân được khuyến khích thực hành các phương pháp ngăn ngừa bệnh tật trong đất hoặc giảm thiểu côn trùng gây hại và các vấn đề về cỏ dại bằng cách luân canh cây trồng; nông dân hữu cơ thường tự làm phân hữu cơ từ phụ phẩm hoặc thức ăn thừa từ vụ sản xuất trước; nông dân hữu cơ chỉ sử dụng kháng sinh khi các loại thuốc trị liệu bằng thực vật và các sản phẩm khác không thành công; họ ưu tiên các phương pháp bảo quản vật lý hoặc sinh học hơn các phương pháp hóa học và hơn thế nữa. EU đảm bảo mọi sản phẩm dưới nhãn Hữu Cơ của EU đều có ít nhất 95% thành phần hữu cơ.

Đầu bếp Mouquet-Richelet Robin trình diễn với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của châu Âu.

Tiêu chuẩn hữu cơ của Naturland

Tất cả các trang trại và nhà chế biến của Naturland đều hoạt động theo tiêu chuẩn Hữu Cơ của EU và tiêu chuẩn Naturland để sản xuất thực phẩm cao cấp, từ táo đến bắp cải, gà tây đến cá hồi, dầu ô liu, dầu hướng dương, cà phê đến sữa, các loại hạt, ngũ cốc, nguyên liệu làm bánh (bột mousse, bột pudding, bột mì, tinh bột sắn). Tại trang trại Naturland, số lượng vật nuôi được giới hạn theo diện tích theo quy định của tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và đảm bảo chúng có thể ra ngoài trời. Các con vật chăn nuôi được hưởng phúc lợi và tạo điều kiện gần với tự nhiên nhất có thể để giữ sức khỏe để không phụ thuộc vào thuốc.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top