Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Giá vàng hôm nay 1/9: Trước thời điểm bán tháo và đổ vỡ

17:01 01/09/2016 - Kinh tế
Giá vàng hôm nay 1/9 tiếp tục trượt giảm và xuống sát ranh giới nhạy cảm có thể kích hoạt hoạt động bán tháo và gây ra sự đổ vỡ dây chuyền.

Mở cửa lúc 8h20 sáng 1/9, giá vàng miếng được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết ở mức: 36,17 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,24 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 60 ngàn đồng/lượng chiều mua vào và giảm 50 ngàn đồng bán ra so với cuối giờ chiều qua.

Trong khi đó, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức: 36,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,34 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 80 ngàn đồng chiều mua vào và giảm 70 đồng bán ra so với cuối giờ chiều 31/8.

Trên thị trường châu Á, tính tới 5h10 sáng 1/9 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay ổn định trở lại ở mức gần 1.310 USD/ounce sau khi chứng kiến một cú đổ dốc thẳng đứng xuống sát ngưỡng điểm tâm lý nhạy cảm 1.300 USD và cũng là gần ngưỡng giá trung bình 100 ngày của mặt hàng này.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York giảm 4,9 USD xuống 1.311,6 USD/ounce sau khi đã giảm hơn 11 USD trong phiên liền trước.

Tính chung trong tháng 8, giá vàng giao tháng 12 đã giảm hơn 3%, đánh dấu tháng giảm đầu tiên trong 3 tháng qua.

Vàng thế giới quy đổi hiện có giá khoảng 34,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí.

Vàng tiếp tục giảm giá mạnh là do giới đầu tư lo ngại về khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tăng lãi suất ngay trong cuộc họp trong tháng 9.

Trước đó, nhiều quan chức của Fed trong đó có chủ tịch Janet Yellen và phó chủ tịch Stanley Fischer đã phát đi thông điệp khá chắc chắn về khả năng tăng lãi suất trong năm nay. Vấn đề chỉ còn là chờ xác minh thêm sức khỏe kinh tế Mỹ và thời gian tăng lãi suất là khi nào, tháng 9 hay tháng 12?.

Vì thế, giới đầu tư vẫn đang thấp thỏm chờ đợi một báo cáo quan trọng công bố vào cuối tuần này, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định về chính sách tiền tệ của nước Mỹ.

Ngưỡng 1.300 USD/ounce được xem là rất nhạy cảm. Bên cạnh là ngưỡng tâm lý về một con số tròn trĩnh và là giá trung bình của 100 ngày, thì 1.300 còn đánh dấu điểm thoái lui giảm 50% của phần tăng giá mạnh từ điểm thấp nhất mùa xuân năm trước cho tới đỉnh cao của tháng 7 vừa qua. Nếu giá vàng xuyên thủng ngưỡng này, nhiều khả năng sẽ có một đợt bán tháo theo kỹ thuật, gây ra sự đổ vỡ dây chuyền.

Ở chiều ngược lại, vẫn có rất nhiều dự báo cho rằng vàng có sức kháng cự rất mạnh trong bối cảnh bất ổn luôn có thể quay trở lại với thị trường tài chính thế giới. Vàng thậm chí còn được dự báo còn có thể tăng ngay cả khi Fed tăng lãi suất.

Trên thị vàng trong nước, trong phiên giao dịch hôm qua 31/8, giá vàng giảm thêm 90-140 ngàn đồng/lượng so với phiên liền trước, phổ biến ở mức: 36,23 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,29 triệu đồng/lượng (bán ra).

Cụ thể, tính tới cuối phiên giao dịch 31/8, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 36,23 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,29 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,13 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,41 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC niêm yết giá vàng ở mức: 36,24 triệu đồng/lượng (mua) và 36,29 triệu đồng/lượng (bán).

Tính chung trong tháng 8, giá vàng SJC đã giảm tổng cộng 380-400 ngàn đồng/lượng, từ mức 36,61 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,69 triệu đồng/lượng (bán ra) xác lập hôm 1/8 xuống.

Theo Doji, thị trường vàng trong những phiên đầu tuần chưa có động lực để bứt phá do giá vẫn đang đứng ở mức thấp, dưới ngưỡng 36,5 triệu đồng mỗi lượng. Lượng khách tham gia có xu hướng tăng dần nhưng đa số phát sinh chủ yếu từ phía nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Trong nhiều phiên trở lại đây các nhà đầu tư giảm dần sự quan tâm tới quý kim vàng, các động thái mua bán đều tỏ ra hết sức cẩn trọng, các giao dịch thưa thớt bởi vậy giá vàng không được hỗ trợ nhiều từ nhu cầu thị trường. Theo các chuyên gia phân tích, trong ngắn hạn, giá vàng còn chịu thêm nhiều áp lực từ phía thị trường quốc tế. Bởi vậy nhà đầu tư nên có cách nhìn nhận cũng phương án kinh doanh tối ưu nhất./.

Nguồn: Vietnamnet

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top