GDP 9 tháng tăng 8,83%, mức tăng cao nhất trong 11 năm qua

17:47 29/09/2022 - Kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước quý 3 tăng 13,67% so với cùng kỳ năm 2021, theo đó GDP của 9 tháng đã tăng 8,83% và đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Tổng cục Thống kê công bố tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3 tăng khá cao với 13,67% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, GDP 9 tháng của năm đã tăng 8,83% so với cùng kỳ và đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Lấy lại đà tăng trưởng

Tại cuộc họp báo ngày 29/9, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, nhờ đó các hoạt động sản xuất-kinh doanh trong nước đang dần lấy lại đà tăng trưởng.

Cụ thể, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế trong 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99% (đóng góp 4,04%).

Bên cạnh đó, khu vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận mức tăng 9,44% (đóng góp 41,79%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69% và chỉ thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2011, 2017 và 2018.

Đáng chú ý là sự phục hồi của khu vực dịch vụ với mức tăng 10,57% (đóng góp 54,17%). Trong đó, nhóm ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,24%, vận tải kho bãi tăng 14,2%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 41,7% và hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,05%.

Như vậy, cơ cấu nền kinh tế 9 tháng ghi nhận khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,27%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,69%, khu vực dịch vụ chiếm 41,31%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,73%.

Về sử dụng GDP 9 tháng, mức tiêu dùng cuối cùng đã tăng 7,26% so với cùng kỳ, đóng góp 44,46% vào tốc đ tăng chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tích lũy tài sản tăng 5,59%, đóng góp 18,46%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng tăng 8,94%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,74%. Trên cơ sở đó, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 37,08%.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực

Bà Hương nhấn mạnh 9 tháng của năm triển vọng kinh tế thế giới trở nên khó khăn hơn khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina kéo dài. Thêm vào đó, lạm phát toàn cầu duy trì ở mức cao, nhất là ở châu Âu và Mỹ. Do đó, nhiều quốc gia có xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa… Trong bối cảnh đó, các tổ chức quốc tế đánh giá tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm đi so những dự báo đưa ra trước đó.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 (theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai quyết liệt, tích cực các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội).

Kết quả ghi nhận kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; chính sách tiền tệ, tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả. Mặt khác, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, góp phần tích cực vào phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Theo bà Hương, kinh tế-xã hội 9 tháng của Việt Nam khởi sắc trở lại trên hầu hết các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý 3 tăng trưởng mạnh mẽ đặc biệt so với cùng kỳ năm trước (khi nhiều địa phương trên cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, nhất là tại các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam).

“Trên thực tế, nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 xảy ra như công nghiệp chế biến-chế tạo, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…,” bà Hương nói./.

Theo: TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top