Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid-19 (Kỳ 1)

Liên quan đến chủ đề làm sao để phục hồi ngành du lịch Việt Nam hậu đại dịch Covid-19, phóng viên Tạp chí Người Làm Báo tổ chức tuyến bài "Báo chí đồng hành cùng du lịch Việt Nam vượt qua khủng hoảng Covid-19", ghi lại ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà báo và đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành du lịch lữ hành Việt Nam.
Báo chí đồng hành cùng du lịch Việt Nam vượt qua khủng hoảng Covid-19:

Thực trạng du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid-19

Những con số sụt giảm

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, du lịch Việt Nam chịu tổn thất nặng nề nhất. Lượng khách quốc tế cả năm 2020 ước chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm gần 80% so với năm trước; khách du lịch trong nước cũng giảm đến 50%; tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Tổ chức Du lịch thế giới dự báo du lịch quốc tế sẽ phải mất từ 3 - 4 năm để phục hồi. Trong khi đó, lúc này, đại dịch COVID-19 đã bào mòn năng lực của doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp du lịch đang gặp khó khăn về tài chính, nhiều doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh; thu nhập người lao động bị giảm, tâm lý hạn chế chi tiêu ảnh hưởng lớn tới tiêu dùng du lịch của đại bộ phận người dân, nhu cầu thị trường giảm sút… Điều này buộc ngành Du lịch phải chuyển hướng vào tập trung phát triển du lịch nội địa. Du lịch phải cùng lúc thực hiện "nhiệm vụ kép": vừa bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân vừa duy trì kinh doanh.

Theo các chuyên gia, 2021 - 2022, du lịch nội địa sẽ là đòn bẩy quan trọng để ngành phục hồi sau COVID-19, trong đó yếu tố an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu. Chú trọng phát huy liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp theo phương châm "Liên kết, hành động và phát triển". …

Du lịch Việt Nam năm 2020 lao đao vì dịch Covid-19. Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2021, ngành Du lịch đề ra 5 nhiệm vụ chính, trong đó tiếp tục tập trung tăng cường truyền thông và triển khai ứng dụng các tiêu chí du lịch an toàn; tiếp tục đề xuất và phối hợp triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; tăng cường xúc tiến thị trường du lịch trong nước, duy trì quảng bá ra thị trường du lịch nước ngoài; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

Nhưng trước khó khăn, thách thức, du lịch Việt Nam đã nỗ lực chủ động thích ứng, phát huy nội lực và khôi phục hoạt động trong tình hình mới. 

Ông Lê Xuân Thơm – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng (Hải Đăng Group) phát biểu

Tiếng nói của doanh nghiệp lữ hành

Doanh nhân Lê Xuân Thơm – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng (Hải Đăng Group) chia sẻ những khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong giai đoạn vừa qua. Ông mong muốn Chính phủ có chính sách giãn nợ cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành, để từ đó các doanh nghiệp dần phục hồi trở lại.

Ông kêu gọi người Việt Nam, hãy đi du lịch Việt Nam, kích cầu du lịch trong nước đồng thời thu hút thêm du khách nước ngoài. Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất các doanh nghiệp du lịch lữ hành cần thực hiện tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho các nhân viên, lễ tân,... để góp phần chống lại Covid-19 tốt nhất.

Ngoài ra ông cũng đề xuất tỉnh Khánh Hòa mở lại các con đường một chiều thành hai chiều (mà trước đây dành cho du khách) để người dân có thể đi lại hai chiều, tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển và các hàng quán cũng dễ dàng bán hàng. Ngoài ra hiện tại, giao thông Khánh Hòa đang khá thoáng đãng do ít du khách, ông cũng đề xuất tỉnh Khánh Hòa cho phép các xe du lịch trên 45 chỗ có thể di chuyển vào trong nội thành cho đến khi lượng khách đông trở lại. Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất tỉnh Khánh Hòa nên nới giờ cho các quán bar, cửa hàng có thể mở cửa qua nửa đêm để phát triển tốt hơn kinh tế ban đêm.

Ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam

Đánh giá sức khỏe doanh nghiệp

Ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: Dịch bệnh Covid-19 đã khiến ngành du lịch chịu thiệt hại trực tiếp và nặng nề nhất. Mặc dù đã rất nỗ lực kích cầu du lịch nội địa, nhưng các chỉ số tăng trưởng của ngành vẫn sụt giảm nghiêm trọng… Nhằm tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp đề xuất các giải pháp khôi phục và phát triển du lịch, đề xuất đẩy mạnh công tác truyền thông điểm đến du lịch an toàn; Cùng với đó là cơ chế chính sách hoàn thuế, giảm thuế; miễn phí cho các doanh nghiệp vận tải du lịch…. 

Để thực hiện khôi phục hoạt động du lịch Việt Nam sau dịch, bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ...

Du lịch sẽ tập trung công tác xúc tiến truyền thông điểm đến an toàn, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới, tổ chức các sự kiện hấp dẫn quy mô lớn để thu hút khách du lịch cũng như tăng cường liên kết hợp tác để phát triển du lịch nội địa… Đây là thời điểm phù hợp để các đơn vị, doanh nghiệp cùng "ngồi lại", đánh giá "sức khỏe" của ngành, của doanh nghiệp cũng như định hướng lại thị trường nhằm đưa ra giải pháp hữu hiệu vực dậy thị trường du lịch, từng bước đưa  Du lịch Việt Nam trở lại thời "hoàng kim" như trước khi diễn ra COVID-19.

Bà Nông Bích Diệp - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lạng Sơn phát biểu

Báo chí đồng hành 

Bà Nông Bích Diệp - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lạng Sơn cho biết, hiện nay, Thành phố Lạng Sơn hết sức chú trọng phát triển du lịch. Lạng Sơn có nhiều thuận lợi trong du lịch như tuyến quốc lộ Hà Nội - Lạng Sơn thuận lợi, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và gần 600 di tích lịch sử; 7 dân tộc cùng phát triển trên tỉnh Lạng Sơn tạo nên bản sắc dân tộc đa dạng, các hoạt động lễ hội, festival ẩm thực,...

Bà mong muốn báo chí cùng ngành truyền thông tiếp tục truyền thông du lịch phản hồi kịp thời nhiều hình thức du lịch an toàn đa dạng, phù hợp với tình hình hiện nay. Đặc biệt với các đơn vị du lịch, nhà lữ hành đã tổ chức thành công các đoàn du lịch từ đó học tập, áp dụng du lịch nội địa phù hợp với tình hình dịch hiện nay.

Bà cũng mong muốn các cơ quan báo chí tích cực đồng hành cùng các công ty du lịch để xúc tiến các sản phẩm du lịch tốt trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó bà rất cảm ơn khi với tư cách của một cơ quan quản lý nhà nước tham dự diễn đàn này, qua đó nắm bắt thông tin để đưa ra những chính sách thiết thực phát triển du lịch kinh tế xã hội trong tỉnh.

Hoàng Tuấn - Nguyễn Hợi

---

Xem thêm: Loạt 4 kỳ: Báo chí đồng hành cùng du lịch Việt Nam vượt qua khủng hoảng Covid-19

>>> Du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid-19 (Kỳ 1)

>>> Báo chí truyền thông - người bạn tri kỷ của du lịch Việt Nam (Kỳ 2)

>>> Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch (Kỳ 3)

>>> Hướng đi mới trong kết hợp du lịch và lĩnh vực bất động sản (Kỳ 4)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top