Du lịch Quảng Bình “phấn khởi” đón lễ 30/4 - 1/5

Dù chưa đến kỳ nghỉ lễ nhưng nhiều điểm lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã “cháy” phòng, ngành du lịch cũng chuẩn bị cho nhiều hoạt động văn hóa - du lịch sôi động tại các trung tâm đón khách.

“Hút” khách

Với các kết nối giao thông thuận lợi trên tuyến đường Bắc - Nam, cùng nhiều sản phẩm du lịch thiên nhiên độc đáo và duy nhất, Quảng Bình đang dần định vị hình ảnh du lịch trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Nhờ đó, trong dịp lễ 30/4 - 1/5 lần này, nhiều du khách đã lên kế hoạch và lựa chọn đến với Quảng Bình.

Khách du lịch check-in tại Quảng Bình_ Ảnh: TL

Tín hiệu vui ngay từ những ngày đầu tháng khi khách du lịch đã đặt kín phòng tại các địa điểm, đơn vị lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, đến thời điểm hiện tại, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được lấp đầy. Theo ông, đây là tín hiệu tích cực để ngành du lịch Quảng Bình chuẩn bị cho việc đón khách trước mắt cũng như góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu du lịch trong năm 2023.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 531 cơ sở lưu trú du lịch với 8.475 phòng, hơn 16.000 giường. Trong đó, cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên có 1.744 phòng. Bên cạnh đó, toàn tỉnh cũng có gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong đó 08 nhà hàng và 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đã được cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Lượng khách quốc tế đến Quảng Bình trong quý I/2023 tăng cao_ Ảnh: Internet. 

Trong đầu năm 2023, ngành du lịch đã có sự phục hồi mạnh mẽ với gần 650 nghìn lượt khách, gấp 4,45 so với cùng kỳ năm 2022, gấp 1,09 lần so với kế hoạch. Trong đó khách quốc tế đạt hơn 20 nghìn lượt khách, gấp 17,59 lần với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch trong quý I năm 2023 đạt hơn 733 tỷ đồng, gấp 4,37 lần so với cùng kỳ năm 2022. Khách lưu trú trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt gần 300 nghìn lượt khách, gấp 2,12 lần so với cùng kỳ năm 2022, doanh thu dịch vụ lưu trú 3 tháng ước đạt hơn 94 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Hầu hết các đơn vị du lịch đã từng bước quay trở lại hoạt động bình thường sau thời gian bị đình trệ và phục hồi sau đại dịch.

Việc đón nhận những con số tổng kết du lịch ấn tượng trong quý I/2023 và các chỉ báo tích cực trong dịp lễ 30/4 - 1/5 tới đây đã minh chứng cho sự thu hút của du lịch Quảng Bình, với các sản phẩm du lịch thiên nhiên độc đáo riêng có. Cùng với đó, ngành du lịch của tỉnh cũng như các địa phương đã và đang chuẩn bị chu đáo cho lễ hội văn hóa - du lịch nhằm tiếp đón du khách trong kỳ nghỉ lễ tới.

Khám phá thiên nhiên - Trải nghiệm văn hóa

Vào hè, với thời tiết lý tưởng thì những địa điểm du lịch thiên nhiên như động Phong Nha, động Tiên Sơn,… suối nước Moọc, sông Chày, hang Tối,… là điểm đến được khách du lịch thập phương yêu thích, phù hợp với đa dạng các đối tượng du khách. Bên cạnh đó, khách du lịch với mong muốn “chạm” vào thiên nhiên và khám phá các khu rừng hoang sơ cũng có thể lựa chọn các tour du lịch trải nghiệm với thời gian lưu trú trong các cánh rừng.

Nhiều hoạt động du lịch - văn hóa diễn ra trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tại Quảng Bình_Ảnh: K.T

Nhằm đa dạng các hoạt động trải nghiệm, ngành du lịch của tỉnh cũng như các địa phương cũng xây dựng chương trình tuần du lịch - văn hóa với đa dạng các hoạt động. Tại TP. Đồng Hới, tuần lễ Văn hóa - Du lịch được tổ chức từ ngày 25/4 đến 1/5/2023 với các hoạt động như triển lãm ảnh “Đồng Hới xưa và nay”, lễ hội ẩm thực “Hương quê”, các chương trình liên hoan âm nhạc, trò chơi dân gian, lễ hội đường phố, lễ hội Chèo cạn múa bông. Đặc biệt, sáng ngày 30/4 sẽ diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, là điểm hẹn văn hóa đặc sắc mang dấu ấn văn hóa cầu đảo vùng sông nước Nhật Lệ. Đây cũng là chương trình diễn ra thường niên, nét văn hóa đặc sắc của người dân thành phố và các vùng lân cận.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang đặc trưng của vùng như hội thi cá trắm sông Son, lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bố Trạch…

Khánh Trinh 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top