Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Du học nước ngoài, bài toán giải quyết việc làm

Cơ hội học tập và làm việc cho giới trẻ Việt Nam ở nước ngoài là rất lớn, từ sự ưu đãi của chính phủ đến cộng đồng người Việt tại nước ngoài và sự hỗ trợ từ các tổ chức là điều kiện tốt cho giới trẻ Việt Nam lựa chọn tương lai của mình. Với mục đích làm rõ hơn thị trường lao động và du học tại Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức, vừa qua tại Hà Nội, Tập đoàn nguồn nhân lực quốc tế SaxJOB tại CHLB Đức phối hợp với Trung tâm Truyền hình Việt - Đức (TTTH Việt – Đức) tổ chức hội thảo “Du học và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức”.

Với chính sách ưu đãi cho du học sinh nước ngoài về các ngành nghề đang cần nhân sự ở Đức, một số lượng lớn du học sinh Việt Nam đã qua đây để học đại học và du học nghề. Nhiều ngành nghề mà giới trẻ Việt Nam có thể vừa học, vừa làm, vừa có thêm kiến thức, có thu nhập mà không lo thất nghiệp như ngành: Điều dưỡng, cơ khí, điện tử, nhà hàng, khách sạn, quản trị kinh doanh. Số liệu từ năm 2019 cho thấy, có khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Đức. Theo các cuộc khảo sát những người trong lĩnh vực khoa học và hàn lâm, đa số thành tích học tập sinh viên Việt Nam tại Đức đều rất tốt và có kết quả cao. Học sinh sinh viên gốc Việt rất được cộng đồng Đức ưa chuộng bởi vì họ siêng năng cần cù nên có thành tích cao. Nếu là du học sinh học nghề tại Đức và chọn các ngành mà chính của nước đang cần nhân lực như điều dưỡng, kỹ thuật cơ khí,… điều bạn được hưởng đầu tiên là công việc chắc chắn có khi ra trường.

Hội thảo “Du học và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức” cho thấy sự vào cuộc mạnh của các đơn vị, tổ chức cá nhân đã chung tay để hiện thức hoá ước mơ cho giới trẻ đi du học hiện nay. Tham dự Hội thảo có đại diện các Hiệp hội, cơ quan báo chí, cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp, cá nhân đang quan tâm, muốn tìm hiểu về môi trường du học và thị trường lao động tại Cộng hòa Liên bang Đức. Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà báo, đạo diễn Nguyễn Trọng Thắng, Tổng giám đốc Trung tss, Truyền hình Việt – Đức nhấn mạnh: Đi du học và làm việc ở Đức có khó không? Cần những điều kiện gì? Chi phí du học và người đi lao động phải đóng góp bao nhiêu tiền? Đơn vị nào, doanh nghiệp nào Việt Nam hay CHLB Đức sẽ giúp chúng ta giải mã các vấn đề nêu trên… Tại buổi hội thảo hôm nay, Tập đoàn quốc tế SaxJOB CHLB Đức sẽ giải đáp các câu hỏi nêu trên để chúng ta cùng thảo luận. Ông Nguyễn Trọng Thắng, cho biết thêm: “Du học và việc làm là yếu tố quan trọng trong đời sống xã hội. Học ở đâu và làm việc ở đâu là đề tài luôn luôn nóng bỏng của lớp trẻ hiện nay. Đây là viên gạch đầu tiên xây nên nền móng tương lai của con em chúng ta. Với ý nghĩa quan trọng đó, Trung tâm Truyền hình Việt – Đức đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo này.”

Trao đổi tại Hội thảo, ông Rene Kunstler, Tập đoàn SAXJOB Cộng hòa Liên bang Đức cho biết: “Nước Đức là một quốc gia phát triển với nền giáo dục tiên tiến hiện đại đi kèm với nhiều chính sách ưu đãi. Hiện nay ngày càng nhiều phụ huynh và học sinh chọn lựa con đường du học nghề Đức. Chính phủ Đức đã và đang thi hành những chính sách khuyến khích du học sinh học tập và làm việc tại Đức theo mô hình “đào tạo kép”, học lý thuyết song song với thực hành. Người Việt Nam đặc biệt cần cù, chịu khó, sáng tạo sẽ dễ dàng thích nghi và phát triển trong môi trường học tập, làm việc tại Đức.” Ông René Künstler, Tổng Giám đốc Tập đoàn SaxJOB cho biết thêm, SaxJOB là công ty hoạt động chuyên về dịch vụ mang tầm quốc tế, hoạt động từ năm 2006. Hiện Công ty đang làm việc với trên 60 doanh nghiệp toàn cầu về các lĩnh vực: Cơ khí, điện, cơ điện tử, chế tạo máy, nhựa, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ngành nghề chăm sóc, điều dưỡng…

Các ý kiến tại Hội thảo cho biết, Đức có một thị trường việc làm sôi động, nước Đức là một trong những quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất Châu Âu trong những năm gần đây. Sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo nghề, trường đại học, học viên người nước ngoài có thể ứng tuyển vào các tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn … trên toàn nước Đức. Nhà tuyển dụng Đức cũng không phân biệt lao động người bản xứ hay lao động nước người ngoài. Người lao động nước ngoài được hưởng chế độ đãi ngộ như lao động người Đức.

Cơ hội học tập cho các bạn trẻ Việt Nam tại Đức là rất lớn, từ sự ưu đãi của chính phủ Liên bang Đức đến cộng đồng người Việt tại Đức đông đúc là điều kiện rất tốt cho bạn trẻ Việt Nam phát triển. Ngoài các công ty Đức, trên toàn nước Đức có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt Nam. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở các bang phía Đông nước Đức, hoạt động kinh doanh chủ yếu là nghề thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, sản xuất nhỏ…

Có thể nói, cơ hội làm việc tại Đức luôn rộng mở với tất cả mọi người và cả giới trẻ Việt Nam. Nền kinh tế đa dạng ngành nghề và lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi nguồn nhân lực lớn để gia tăng sản xuất. Trong đó, nguồn lao động trẻ ở làng nghề như các bạn trẻ Việt Nam chính là động lực phát triển kinh tế Đức vô cùng lớn thay thế cho nguồn nhân lực đang bị già hóa nơi đây. Sinh viên mới ra trường có mức lương khoảng 2.000 đến 3.000 Euro/tháng.

Để hiểu rõ về nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay và kinh nghiệm tuyển chọn học sinh sinh viên và người lao động có nguyện vọng sang CHLB Đức học tập, làm việc, ông Đinh Khắc Tuấn, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục và Đầu tư EI Group chia sẻ tại hội thảo: EI Group là doanh nghiệp đang đóng góp vào việc đưa học viên sang CHLB Đức học tập và làm việc. Sau 4 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn đã đạt được những thành công nhất định, với gần 300 học viên đã học tại CHLB Đức, 500 học viên đang theo học tại Việt Nam, 3 học viện tại CHLB Đức, 20 đối tác toàn cầu.

Thầy giáo Nguyễn Văn Huy, Hiệu phó Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội cũng chia sẻ, Trường có bề dày đào tạo nghề gần 50 năm. Hiện nay, Nhà trường có 25 ngành nghề đào tạo kỹ thuật, du lịch, làm đẹp, điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ ô tô, cơ điện – điện tử… Lưu lượng sinh viên của Trường là 4.000 người, mỗi năm trường tuyển sinh 1.500 sinh viên, trong đó có 3.500/4.000 sinh viên của nhà trường là tốt nghiệp PTTH. Đối tượng này phù hợp với việc vừa học vừa làm, cũng như với sinh viên du học. Những năm qua, Nhà trường hợp tác với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Trường là 1 trong 45 trường chất lượng cao, đầu tư trọng điểm quốc gia, có nhiều chương trình đào tạo hợp tác quốc tế với các nước Úc, Đức, nghề công nghệ kỹ thuật ô tô được cấp 1 bằng Việt Nam và 1 bằng Đức tương đương bậc 4 của Đức. Qua hội thảo, Nhà trường sẽ có điều kiện mở rộng thêm một số đối tác hợp tác phát triển.

Qua những chia sẻ của đại diện các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam, ông Michael Petzsche, Giám đốc dự án Việt Nam làm rõ thêm những điều kiện thuận tiện, lợi thế của du học sinh đến với công ty. Theo ông Michael Petzsche, SaxJOB là doanh nghiệp toàn cầu, đến Việt Nam từ năm 2010 và hoạt động như một công ty dịch vụ kết nối với các nhà máy, công ty của Đức, hợp tác với các doanh nghiệp này để cung cấp nguồn nhân sự làm việc các ngành cơ khí, điện, điện tử, cơ điện và nhiều lĩnh vực khác. Công ty tập trung vào dịch vụ phục vụ để du học sinh hoà nhập tại CHLB Đức, ký hợp đồng với các nhà máy, công ty để tuyển dụng nhân sự kỹ thuật, tay nghề. SaxJOB tạo lợi thế cho các bạn du học sinh sang Đức được tiếp cận ngay với môi trường nước Đức, tạo sự chủ động cho các bạn vì đã có sự hợp tác trước, qua đó tạo động lực cho các bạn tiếp xúc với doanh nghiệp bên Đức, hội nhập với xã hội Đức.

Du học và việc làm là yếu tố quan trọng trong đời sống xã hội. Học ở đâu và làm việc ở đâu là đề tài luôn luôn nóng bỏng của lớp trẻ hiện nay, đòi hỏi con em chúng ta và cả gia đình cần lựa chọn kỹ càng. Đây là viên gạch đầu tiên xây nên nền móng tương lai của giới trẻ hiện nay. Qua buổi hội thảo này, đã giúp làm rõ hơn thị trường lao động du học tại CHLB Đức. Có thể thấy rằng: Đi du học và làm việc ở Đức không khó, chỉ cần bạn có đam mê. Chi phí du học và người đi lao động không cần phải đóng góp nhiều chi phí SaxJOB sẽ đưa bạn tới và chăm sóc bạn suốt quá trình học tập và làm việc tại Đức.

PV

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top