Doanh nhân - Kỷ lục gia Trần Văn Mười đón nhận bằng Tiến sĩ Danh dự Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU)

Ngày 12/10/2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) trao tặng Kỷ lục châu Á và bằng tiến sĩ danh dự cho Doanh nhân - Kỷ lục gia Trần Văn Mười.

TS Biswaroop Roy Chowdhury, Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) và TS Luật sư Nguyễn Văn Viễn, Viện trưởng Viện Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam được Hội đồng WRU ủy quyền trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Doanh nhân - Kỷ lục gia Trần Văn Mười.

Đến dự có TS Biswaroop Roy Chowdhury, Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục châu Á (ABR); TS Thang Văn Phúc; nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam; TS Luật sư Nguyễn Văn Viễn, Viện trưởng Viện Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam cùng các thành viên trong ban lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings).

Với vai trò là một doanh nhân, bên cạnh việc phát triển thương hiệu, kỷ lục gia Trần Văn Mười mong muốn đóng góp cho quê hương, đất nước, kêu gọi các thế hệ về lòng biết ơn tổ tiên, các thế hệ tiền nhân đã dày công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì thế doanh nhân - Kỷ lục gia Trần Văn Mười đã sáng tác bài thơ “Con cháu Vua Hùng toàn cầu” và nỗ lực kết hợp các nghệ sĩ để chuyển thể thành công thành 18 loại hình âm nhạc gồm tân nhạc và các thể loại nhạc dân gian truyền thống của Việt Nam. Con số 18 cũng tương ứng với 18 đời Vua Hùng của triều đại Hùng Vương. Riêng thể loại tân nhạc được trình bày bằng 2 phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh. 

Tại lễ trao tặng Kỷ lục châu Á và bằng Tiến sĩ danh dự, TS Biswaroop Roy Chowdhury cho biết, trong dòng chảy của thơ ca, việc các bài thơ được phổ nhạc không còn là mới, tuy nhiên một bài thơ được chuyển thể thành 18 thể loại âm nhạc để biểu diễn là một dự án đặc biệt. Hội đồng Kỷ lục châu Á đánh giá cao ở những thông điệp mà kỷ lục gia thực hiện trong đó như tinh thần dân tộc, hướng về nguồn cội và đặc biệt là lan tỏa giá trị văn hóa phong phú của người Việt Nam thông qua hình thức âm nhạc, cùng các thể loại nhạc dân gian, truyền thống, trong đó có nhiều thể loại âm nhạc của Việt Nam đã được ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đại diện Hội Kỷ lục gia Việt Nam tặng hoa chúc mừng doanh nhân, kỷ lục gia Trần Văn Mười.

Với những kết quả thực chứng trong thời gian thực hiện, kỷ lục gia Trần Văn Mười đã đúc kết và viết đề tài luận án tiến sĩ danh dự cho những kết quả từ quá trình thực hành, thực chứng của bản thân gửi tới Hội đồng Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU).

Ngày 12/10/2023, sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá đề tài, xem xét quá trình thực hành thực chứng của Kỷ lục gia, Hội đồng Viện Đại học Kỷ lục Thế giới - WRU đã chính thức có quyết định trao tặng bằng tiến sĩ danh dự đến doanh nhân, kỷ lục gia Trần Văn Mười ở nội dung: doanh nhân sáng tác và lên ý tưởng chuyển thể thành công bài thơ “Con cháu Vua HÙng toàn cầu ” thành 18 loại hình nghệ thuật gồm tân nhạc và các thể loại nhạc dân gian truyền thống của Việt Nam để biểu diễn.

Doanh nhân, kỷ lục gia Trần Văn Mười và ca sỹ Kyo York biểu diễn bài hát được chuyển thể từ bài thơ con cháu Vua Hùng toàn cầu .

Doanh nhân, kỷ lục gia Trần Văn Mười sinh năm 1965 tại Thanh Hóa. Hiện ông đang đảm nhiệm một số chức vụ như: Chủ tịch HĐQT Công ty Nhà đất Nhân Mười, Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Doanh nhân Thanh Hoá tại Thành phố Hồ Chí Minh - phía Nam, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP. Thủ Đức, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Doanh nhân họ Trần TP. HCM và các tỉnh miền Nam.

PV

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/11, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.
Trong bối cảnh kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với rất nhiều sự thay đổi và mới mẻ, chuyển đổi số là con đường tất yếu của tất cả các cơ quan báo chí và không phải bắt đầu từ vấn đề công nghệ, mà trước hết phải bắt đầu từ chuyển đổi tư duy, đặc biệt là tư duy người lãnh đạo; đồng thời, đòi hỏi cách tiếp cận chính sách và phát triển thể chế phù hợp để đón nhận các mô hình báo chí mới, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xu thế “chuyển đổi số”được coi là sự tiếp cận bắt buộc đối với tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Dĩ nhiên, báo chí không thể nằm ngoài trục xoay đó. Mục tiêu chính của chuyển đổi số báo chí là xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, làm đúng chức năng vai trò thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự đổi mới của đất nước. Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí không đơn giản là việc chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang hình thức số hóa, mà còn mang lại những cơ hội mới cho sự phát triển của ngành báo chí trong tương lai
Ngày 22/10, lễ trao giải Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Hà Nội. Cuộc thi do Ban Chỉ đạo 35 Trung ương chỉ đạo, phân công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top