
Để khoa học xã hội và nhân văn phát huy vai trò tư vấn chính sách
Ngày 4/10, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Khoa học xã hội và nhân văn qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW: Thực trạng và định hướng phát triển trong thời gian tới”.
GS,TS Hồ Sỹ Quý, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tại buổi tham luận_Ảnh TTXVN.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sỹ Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, hội thảo là một trong nhiều hoạt động tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hội thảo còn hướng tới việc đề xuất các quan điểm, mục tiêu, giải pháp xây dựng, phát triển khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn đến năm 2030, định hướng tới năm 2045.
Hội thảo tập trung điểm lại những thành tựu trong quá trình phát triển và chủ động hội nhập, những đóng góp của khoa học xã hội và nhân văn vào sự phát triển ở các cấp Trung ương và cấp địa phương trong quá trình đổi mới; làm sáng tỏ một số vấn đề môi trường chính sách có ảnh hưởng đến chức năng tổ chức bộ máy và con người trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn...
Theo PGS,TS Nguyễn Thị Hoài Lê, Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 từ khi ban hành đã tạo nhiều điều kiện và động lực cho phát triển khoa học và công nghệ trên cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, vẫn còn nhiều rào cản một phần do cơ chế, chính sách tài chính khi triển khai trong thực tiễn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Do vậy, việc tiếp tục tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn về khoa học xã hội nhân văn cần được tiến hành theo các định hướng như: Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức khoa học xã hội và nhân văn theo hướng gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, tham mưu, tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn; xây dựng cơ chế kết hợp chặt chẽ, hiệu quả, liên thông giữa các tổ chức nghiên cứu cơ bản, giữa các tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tham mưu, tư vấn chính sách; giữa các tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tham mưu, tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn.
Tại hội thảo, các diễn giả tham gia đều thống nhất, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục có nhiều hơn những đóng góp hiệu quả phục vụ sự phát triển của đất nước trong bối cảnh quốc tế mới; tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của khoa học xã hội và nhân văn; có sự đầu tư tương xứng với tầm quan trọng của ngành; phát triển đội ngũ chuyên gia; cụ thể hóa các chính sách, pháp luật nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại nêu trong nghị quyết 20-NQ/TW; bảo đảm môi trường thuận lợi để khoa học xã hội và nhân văn phát huy vai trò tư vấn chính sách, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy công bố các công trình nghiên cứu ra thế giới, nhằm nâng cao vị thế, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuấn Vũ


Phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX và giá trị từ quá khứ đến hiện tại

Đồng chí Võ Văn Kiệt là tấm gương người cộng sản mẫu mực suốt đời vì nước, vì dân

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Hội thảo quốc gia: “Hệ giá trị Quốc gia, hệ giá trị văn hoá, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số

Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí

Chuyển đổi số của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Du học nước ngoài, bài toán giải quyết việc làm

Chuyển đổi số, truyền thông đa phương tiện, xu hướng phát triển báo chí hiện đại

Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài theo cách làm mới

Hướng tới mục tiêu để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng những lợi ích của chuyển đổi số
