Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Để khoa học xã hội và nhân văn phát huy vai trò tư vấn chính sách

Ngày 4/10, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Khoa học xã hội và nhân văn qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW: Thực trạng và định hướng phát triển trong thời gian tới”.

GS,TS Hồ Sỹ Quý, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tại buổi tham luận_Ảnh TTXVN.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sỹ Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, hội thảo là một trong nhiều hoạt động tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hội thảo còn hướng tới việc đề xuất các quan điểm, mục tiêu, giải pháp xây dựng, phát triển khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn đến năm 2030, định hướng tới năm 2045.

Hội thảo tập trung điểm lại những thành tựu trong quá trình phát triển và chủ động hội nhập, những đóng góp của khoa học xã hội và nhân văn vào sự phát triển ở các cấp Trung ương và cấp địa phương trong quá trình đổi mới; làm sáng tỏ một số vấn đề môi trường chính sách có ảnh hưởng đến chức năng tổ chức bộ máy và con người trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn...

Theo PGS,TS Nguyễn Thị Hoài Lê, Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 từ khi ban hành đã tạo nhiều điều kiện và động lực cho phát triển khoa học và công nghệ trên cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, vẫn còn nhiều rào cản một phần do cơ chế, chính sách tài chính khi triển khai trong thực tiễn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Do vậy, việc tiếp tục tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn về khoa học xã hội nhân văn cần được tiến hành theo các định hướng như: Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức khoa học xã hội và nhân văn theo hướng gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, tham mưu, tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn; xây dựng cơ chế kết hợp chặt chẽ, hiệu quả, liên thông giữa các tổ chức nghiên cứu cơ bản, giữa các tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tham mưu, tư vấn chính sách; giữa các tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tham mưu, tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn.

Tại hội thảo, các diễn giả tham gia đều thống nhất, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục có nhiều hơn những đóng góp hiệu quả phục vụ sự phát triển của đất nước trong bối cảnh quốc tế mới; tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của khoa học xã hội và nhân văn; có sự đầu tư tương xứng với tầm quan trọng của ngành; phát triển đội ngũ chuyên gia; cụ thể hóa các chính sách, pháp luật nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại nêu trong nghị quyết 20-NQ/TW; bảo đảm môi trường thuận lợi để khoa học xã hội và nhân văn phát huy vai trò tư vấn chính sách, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy công bố các công trình nghiên cứu ra thế giới, nhằm nâng cao vị thế, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuấn Vũ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top