Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch (Kỳ 3)

Đề xuất chuyển đổi số trong ngành du lịch, ông Hoàng Quốc Hoà – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch (Tổng cục Du lịch Việt Nam) đã nói về tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam sau đại dịch Covid. 
Báo chí đồng hành cùng du lịch Việt Nam vượt qua khủng hoảng Covid-19:

Ông Hoàng Quốc Hoà – Phó GĐ Trung tâm Thông tin Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam 

Hệ sinh thái du lịch

Theo ông Hòa, các địa phương, doanh nghiệp du lịch trong nước cũng đã chú trọng tới hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển du lịch, quảng bá sản phẩm, điểm đến, phục vụ tìm kiếm, chia sẻ thông tin, đặt dịch vụ, thanh toán trực tuyến. Nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch thông minh trên địa bàn.

Ông Hòa cho biết thêm, để triển khai thực hiện “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025” và các chương trình, kế hoạch chuyển đổi số, Tổng cục Du lịch hướng đến mục tiêu hình thành hệ sinh thái thông minh trong ngành du lịch.

Theo đó sẽ xây dựng các nền tảng số để kết nối các chủ thể trong ngành (khách du lịch, nhà cung cấp dịch vụ, điểm đến và cơ quan quản lý) như Cơ sở dữ liệu Du lịch Việt Nam, Hệ thống Cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam an toàn, Hệ thống truyền thông trên nền tảng website và mạng xã hội…

Ông Phạm Văn Tuấn – Giám đốc chiến lược truyền thông Tập đoàn Trọng Tín – tỉnh Lạng Sơn

Cần sự phối hợp đồng bộ

Ông Phạm Văn Tuấn – Giám đốc chiến lược truyền thông Tập đoàn Trọng Tín – tỉnh Lạng Sơn cho biết: Những khó khăn của ngành du lịch và của du lịch mua sắm Lạng Sơn nói trên không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều mà nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương. Giải quyết được những khó khăn trên sẽ tạo đà phát triển cho ngành du lịch Lạng Sơn, tăng đóng góp cho nền kinh tế địa phương nói riêng và cho kinh tế Việt Nam nói chung.

Về mặt tự nhiên Lạng Sơn đ­­ược thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú và nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có những di tích danh thắng đã đi vào thi ca và lòng người như: Động Tam Thanh, Nhị Thanh, Nàng Tô Thị, núi Mẫu Sơn. Bên cạnh đó trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha, ông Lạng Sơn cũng có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng như: Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc… Ngoài ra đây còn là một vùng quê xinh đẹp, với non nước xanh biếc của dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng.

Với những tiềm năng đó, trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có các chủ trương về phát triển du lịch thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các Chỉ thị, Nghị quyết, Chuyên đề và Chương trình hành động về tiếp tục đẩy mạnh phát triển Du lịch Lạng Sơn.

Tổng quan du lịch Lạng Sơn

Ông Phạm Văn Tuấn nhấn mạnh: Phát triển du lịch Lạng Sơn tương xứng với tiềm năng thế mạnh trên địa bàn để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển du lịch phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa - xã hội; phải gắn với việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hướng tới phát triển bền vững để Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của vùng Đông Bắc.

Với những định hướng phát triển cơ bản nêu trên, cùng với sự nỗ lực các cấp các ngành, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành chức năng, đặc biệt là bằng năng động sáng tạo của các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh, tin tưởng rằng du lịch Lạng Sơn sẽ có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn tiếp theo, phấn đấu là một trong những trung tâm phát triển du lịch vùng trung du miền núi phía Bắc.

Ông Trương Quốc Hùng - Chủ tịch CLB Lữ hành Unesco Hà Nội

Tiếp cận nguồn vốn tốt

Ông Trương Quốc Hùng - Chủ tịch CLB Lữ hành Unesco Hà Nội đề xuất các doanh nghiệp du lịch lữ hành đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan báo chí để thực hiện truyền thông du lịch tốt hơn. Theo ông, truyền thông là hết sức quan trọng để xúc tiến du lịch, làm thế nào để du lịch Việt Nam phục hồi dần như Thái Lan, trong khi hai quốc gia đều đang phòng chống dịch quyết liệt như hiện nay. 

Ông Trương Quốc Hùng mong muốn các doanh nghiệp lữ hành sẽ được tiếp cận các nguồn vốn tốt hơn, dễ dàng hơn từ các ngân hàng, qua đó giúp phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, ông đề nghị các doanh nghiệp tái đào tạo và tuyển mới nguồn nhân lực để đáp ứng tình hình trong điều kiện mở cửa du lịch và thích ứng với Covid-19.

Hoàng Tuấn - Nguyễn Hợi

---

Xem thêm: Loạt 4 kỳ: Báo chí đồng hành cùng du lịch Việt Nam vượt qua khủng hoảng Covid-19

>>> Du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid-19 (Kỳ 1)

>>> Báo chí truyền thông - người bạn tri kỷ của du lịch Việt Nam (Kỳ 2)

>>> Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch (Kỳ 3)

>>> Hướng đi mới trong kết hợp du lịch và lĩnh vực bất động sản (Kỳ 4)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top