Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi"

14:49 11/02/2024 - Văn hóa xã hội
Tục "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" ngày Tết của người Việt Nam xuất phát từ những niềm tin tâm linh và cũng từ nhu cầu đời sống thực tế. Ngày nay, khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, phong tục này dần trở nên mai một.

Tục "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" ngày Tết của người Việt xuất phát từ những niềm tin tâm linh và cũng từ nhu cầu đời sống thực tế.  

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” gắn với hai tập tục của người Việt trong năm mới, đó là vào những ngày đầu tiên của năm mới người Việt có thói quen mua một ít muối về nhà lấy may cho cả năm và vào những ngày cuối năm, người ta mua vôi về để quét lại nhà, tường, cổng cũng như tránh những điều không may.

Việc mua muối đầu năm của mỗi gia đình thường bắt đầu trong buổi sớm mùng 1 Tết. Chính vì thế, ngay từ sáng mùng 1 Tết, tại các vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiều người đi bán muối dạo qua khắp các con phố, đường làng hoặc mang thúng muối ra bán ngay trước cổng chùa.

Nhiều gia đình đi chợ đầu năm cũng phải tìm mua lấy may cho cả năm và không ai kỳ kèo mặc cả bao giờ. Đặc biệt, với những vùng có thói quen đong bằng bát sát miệng (bằng miệng) như gạo, thóc, kê, đậu, vừng thì muối bao giờ cũng đong có ngọn, chứ không gạt miệng sợ về sẽ mất lộc, mất mặn mà.

Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, và có thể xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Mua muối đầu năm để giữ cho quanh năm tình người cũng mặn mà, gia đình hòa khí, sự hòa thuận, gắn bó keo sơn giữa vợ chồng, con cái. Hơn thế nữa còn là sự mặn mà, tình thân thiết quanh năm trong các quan hệ ứng xử, quan hệ làm ăn. Bên cạnh đó, người Việt vốn cần cù, chịu khó và rất tiết kiệm. Ý nghĩa của việc “mua muối đầu năm” là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè, ăn nhịn”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà. 

Ngược lại với tục mua muối, người ta thường tránh mua vôi đầu năm vì vôi trắng, người xưa quan niệm vôi là biểu tượng cho sự bạc bẽo, ca dao xưa cũng đã có câu "bạc như vôi". Tránh mua vôi vào đầu năm là tránh những rủi ro trong năm mới, tránh được những mối hiểm nguy, hiềm khích và rạn nứt. Và cũng bởi, xưa các cụ làm nhà vật liệu phải tích cóp hàng năm trời hoặc mấy năm trời trong đó có cả vôi làm vữa xây. Việc tôi vôi chỉ dám thực hiện vào cuối năm; tôi vôi, vôi sẽ rã ra hết và đó sẽ là điều không may mắn. 

Vôi cũng là để quét lại căn nhà, tường cổng cho sạch sẽ, trắng tinh tươm, chuẩn bị đón năm mới. Ngôi nhà được quét vôi mới cũng là để xóa đi những điều không hay trong năm cũ, thể hiện một sự khởi đầu, bắt đầu lại để sửa chữa những sai lầm, khôi phục lại những thất bát đã qua. Ở nông thôn, nhiều gia đình cũng có quan niệm rằng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. 

Tục "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" ngày Tết này dần trở nên mai một vì bây giờ muối đã không còn đắt giá như ngày xưa, vôi không còn lựa chọn duy nhất để làm mới nhà. Tuy nhiên, nhưng cái ở sâu bên trong văn hóa thì thường khó đổi, đó có thể xem như những gì được gọi là mã văn hóa - tri thức dân gian, những cảm nhận đẹp đẽ về cuộc đời mà tiền nhân đúc kết. Những điều này là chỉ dẫn đúng đắn cho bất kỳ thế hệ nào, bởi vì sau cùng thì Tết Nguyên đán vẫn là điều quan trọng với người Việt.

Theo dangcongsan.vn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top