Đắk Lắk tăng cường các biện pháp khống chế bệnh truyền nhiễm

15:31 28/07/2023 - Văn hóa xã hội
Đắk Lắk đang đối mặt với các loại bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp khi số ca mắc các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng liên tục tăng cao. Từ đầu tháng 7 đến nay, không ít bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, có trường hợp tử vong. Hiện ngành Y tế đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm khống chế , giảm thiểu sự lây lan.

400 trường hợp mắc chân tay miệng

Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận khoảng 400 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng, trong đó có 1 trường hợp tử vong.

Y tế tỉnh Đắk Lắk tìm những biện pháp, giải pháp khống chế dịch tay chân miệng cho trẻ em

Chỉ tính từ đầu tháng 7 đến nay, tại Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận số ca mắc bệnh gia tăng từ 300-400% so với cùng kỳ năm trước. Theo Khoa Nhi tổng hợp, những năm trước, bệnh tay chân miệng ít có ca nặng, nhưng năm nay số ca bệnh nặng tăng. Bệnh nhân chuyển độ nặng rất nhanh, diễn tiến khó lường nên các y bác sĩ tại khoa phải theo dõi sát sao sức khỏe của từng trẻ để xử trí kịp thời.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nay các ổ dịch tay chân miệng được ghi nhận tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Dự báo trong thời gian tới dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp nếu không có những biện pháp, giải pháp khống chế.

Để khống chế dịch bệnh tay chân miệng lây lan và đang có dấu hiệu gia tăng, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ em bằng cách thực hiện ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Ngành chức năng, các nhóm trẻ cần tổ chức làm vệ sinh môi trường, làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi của trẻ em. Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh lây lan cho các trẻ khác; tổ chức xử lý ổ dịch hiệu quả…

15/15 huyện, thành phố có ca mắc sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết đã ghi nhận một ca tử vong. Đó là trường hợp bệnh nhi 7 tuổi, tại thị xã Buôn Hồ. Ngày 4/7, bệnh nhi xuất hiện các triệu chứng sốt, có dùng thuốc nhưng không hạ. 2 ngày sau, bé được người nhà đưa đi khám tại một cơ sở y tế tại thành phố Buôn Ma Thuột và được chẩn đoán sốt xuất huyết và kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Đến ngày 8/7, trẻ đau bụng, tay chân lạnh, được người nhà đưa đến khám, nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đức Tâm và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Tại đây, bé được chuẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, đã xử trí dịch truyền và các thuốc hỗ trợ khác. Tuy nhiên, bệnh nhi tử vong với chẩn đoán viêm cơ tim cấp, sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4 tái sốc lần 1.

Ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết

Hiện, bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Số ca mắc sốt xuất huyết xuất hiện tại 15/15 huyện, thành phố với khoảng 800 trường hợp. Có nhiều trường hợp nặng vào viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết, chảy máu liên tục. 

Theo Khoa Nhi tổng hợp, để tránh cho trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết, cha mẹ cần chú ý không để các cháu bị muỗi đốt. Nếu có triệu chứng của bệnh thì phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được phân loại, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Lắk nguyên nhân gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn là do Đắk Lắk bước vào mùa mưa thuận lợi cho lăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường còn hạn chế, người dân còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng ngừa bệnh. Khi mắc bệnh người dân thường tự ý mua thuốc uống điều trị tại nhà, khiến bệnh diễn tiến nặng rất khó điều trị, nguy cơ tử vong cao. Các sở, ban, ngành, huyện, thành phố của tỉnh Đắk Lắk vẫn chủ quan, trông chờ vào ngành Y tế…

Hiện Sở Y tế Đắk Lắk đã cấp kinh phí cho tuyến huyện để tự mua hóa chất khử khuẩn. Hiện tại các huyện đã chủ động mua hóa chất để khống chế trong trường hợp ổ dịch lớn. Đối với các ổ dịch nhỏ, ngành Y tế tuyên truyền người dân tự vệ sinh môi trường, nhà cửa.

Thời gian tới, để hạn chế thấp nhất số ca mắc sốt xuất huyết, ngành Y tế tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Ngành tăng cường công tác điều trị chuẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả dứt điểm ca bệnh.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top