Cùng biên tập

Chưa đúng ngữ nghĩa

“... Tôi và Thành thân nhau từ thời cưỡi lưng trâu. Học lên cấp 2, cấp 3 chúng tôi cũng đều cùng một lớp. Ngày đó nhà tôi nghèo lắm, cơm thường phải độn đến 2/3 khoai, sắn, mà cũng chẳng được ăn no. Nhà Thành khá hơn một chút, đỡ phải ăn độn hơn. Khi học cấp 3 trường huyện, những hôm học cả buổi chiều hoặc lao động, chúng tôi phải mang cặp lồng cơm đi ăn trưa. Những lần đó, Thành đều đổi cặp lồng cơm cho tôi, với lý do “tớ thích ăn cơm có độn nhiều khoai, sắn”.

Đầu năm 1972, dẫu chưa học hết lớp 10 nhưng cả hai đều tình nguyện lên đường nhập ngũ. Từ đó hai đứa mới xa nhau, vì không cùng đơn vị. Sau huấn luyện tân binh, Thành được bổ sung ngay vào đơn vị ở mặt trận Quảng Trị. Còn tôi chỉ được vào đến Nghệ An đã phải quay ra, vì cấp trên “bắt” tôi phải đi học ở Liên Xô, với chuyên ngành tên lửa. Điều kiện cuộc sống, học tập bên nước bạn thật đầy đủ, điều đó càng làm tôi nhớ Thành hơn, nhớ những cặp lồng cơm bạn dối lòng đổi cho sao mà nó giàu, nó giữ lâu dưỡng chất đến thế, hơn mọi thứ đồ Tây mà ngày ngày mình được thưởng thức...

Tin đại thắng mùa Xuân 1975 bay sang Liên Xô cũng thật nhanh. Vẫn đang trong niềm vui tột độ thì 3 hôm sau tôi nhận được tin đau tột cùng - Thành đã ngã xuống ở Xuân Lộc - cửa ngõ, cửa tử Sài Gòn của quân ngụy. Thành hy sinh, tôi như mất đi một nửa của mình, hẫng hụt, chơi vơi... Về nước, tôi đến ngay nhà Thành. Thắp lên bàn thờ một nén tâm nhang, trong khói hương và nước mắt nhạt nhòa, trong hồi tưởng rưng rưng, tôi vẫn thấy Thành như ngày xưa, vẫn nói dối để dành cho tôi cặp lồng cơm không độn, trắng muốt và “khoái trí” nhận lại về mình cặp lồng cơm độn toàn khoai, sắn...”.

Biên tập: Đoạn trên là trích từ bản thảo một truyên ngắn. Cách viết, từ ngữ chân phương mà giàu cảm xúc. Tuy nhiên có ngữ cảnh, vế câu không phù hợp là “Thắp lên bàn thờ bạn một nén tâm nhang”. “Nén tâm nhang” là cách nói hình cùng biên tập Tô Thành Tuyên Ảnhminh họa góc NhìN NGười LàM Báo NGười LàM Báo 7-2023 19 tượng, khi tưởng nhớ về người quá cố với những tình cảm, suy nghĩ, việc làm tốt đẹp, tri ân; hoặc là một bài viết, một cuốn sách, một bộ phim, một bài thơ ... về người đã mất, mới gọi là “nén tâm nhang”, “nén hương lòng”. Trong văn cảnh trên, nhân vật “tôi’ thắp lên bàn thờ bạn một nén nhang thật, chứ không phải “nén tâm nhang”. Việc nói, viết không đúng ngữ nghĩa này chúng ta vẫn thường gặp trên mặt báo, sóng phát thanh, truyền hình. Biên tập ý này chỉ cần bỏ đi từ “tâm” trong vế câu trên thành: “Thắp lên bàn thờ bạn một nén nhang...” là đúng ngữ nghĩa.

Mâu thuẫn về lượng từ

“5 năm qua, bóng đá Việt Nam có bước phát triển toàn diện theo hướng chuyên nghiệp. Các giải đấu ở cấp quốc gia và các giải phong trào ở các địa phương, bộ, ngành đều có chất lượng cao hơn trước. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta lựa chọn, xây dựng được một đội tuyển quốc gia mạnh và đều ở các tuyến. Có thể nói, bây giờ đối đầu với các đội tuyển hàng đầu khu vực, nhất là đội tuyển Thái Lan, đội tuyển Việt Nam không “ngại” nữa, mà thật tự tin”.

Trận đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Thái Lan trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình vào Chủ Nhật tới được giới chuyên môn sân cỏ và báo chí khu vực Đông Nam Á, cũng như người hâm mộ rất quan tâm, hy vọng là một trận đấu gay cấn, hấp dẫn. Tuy nhiên, so sánh về tương quan thực lực thì chúng tôi cho rằng đội tuyển Thái Lan vẫn nhỉnh hơn đội tuyển Việt Nam rất nhiều.

Nhưng với ưu thế sân nhà, được hơn 40.000 người xem cổ vũ, tin tưởng đội quân áo đỏ sẽ chiến thắng, đáp lại niềm mong đợi của người hâm mộ cả nước”.

Biên tập: Đây là một đoạn bình luận bóng đá, cách đây đã 3 năm, nhưng hẳn nó vẫn còn giá trị với công tác biên tập. Về ý tứ, giọng điệu rất hợp “gu” thể thao. Vậy nhưng có mâu thuẫn trong dùng lượng từ - ấy là ở câu “Tuy nhiên, so sánh về tương quan thực lực thì chúng tôi cho rằng đội tuyển Thái Lan vẫn nhỉnh hơn đội tuyển Việt Nam rất nhiều”. Vì nói “nhỉnh hơn” là chỉ hơn chút ít, chứ không thể nói là nhỉnh hơn rất nhiều. Biên tập câu này chỉ cần bỏ hai từ “rất nhiều”, hoặc thay “rất nhiều” bằng “chút ít” là ổn.

Dấu hiệu tuổi già ?

“... Tôi gặp già làng Hồ Thoan trong một buổi sáng Tây Nguyên, khi ông cùng con cháu và người dân buôn làng đang sửa lại con đường về buôn vừa bị cơn lũ tàn phá. Năm nay đã bước sang tuổi 93 nhưng già làng Hồ Thoan vẫn minh mẫn và tráng kiện lắm. Râu tóc bạc như cước, hai bên thái dương đã lấm tấm những đốm đồi mồi, đó là dấu hiệu của tuổi già, nhưng ánh mắt tinh nhanh gợi thần sắc già làng còn phong thái lắm. Nhìn ông chỉ huy, động viên con cháu sửa đường cứ toát lên cái uy phong của một già làng Tây Nguyên...”.

Biên tập: Đây là đoạn trích trong bài viết về tấm gương già làng ở Tây Nguyên. Nội dung tốt, văn phong uyển chuyển, tuy nhiên có điều không hợp lý là “đó là dấu hiệu của tuổi già”. Ngay ở trên đã viết, già làng năm nay đã 93 tuổi, tuổi này đã hẳn là đại thọ chứ đâu còn là dấu hiệu của tuổi già nữa. Thường ở độ tuổi từ 50 đến 65 mà ai đó có biểu hiện không tốt về sức khỏe, trí nhớ thì ta mới nói là “dấu hiệu tuổi già”. Biên tập đoạn này thật đơn giản, chỉ cần bỏ hẳn vế câu “đó là dấu hiệu của tuổi già” là chuẩn.

Viết thế không đúng...

“... Quê Hùng là một vùng ven biển tỉnh Thái Bình. Vậy mà chỉ sau hai năm thực hiện nghĩa vụ quân sự ở một đơn vị đóng quân trên Tây Bắc, anh đã coi đây là quê hương thứ hai của mình. Đó là kết quả của công tác dân vận. Chẳng là, những ngày “3 cùng” với người dân bản, anh đã học được cách làm chiếu cọ từ bao đời ở đây. Tình người, tình đất và cái mát, êm thú vị của tấm chiếu cọ đã níu kéo tâm hồn, bước chân Hùng ở lại với miền Tây Bắc xa xôi.

Mới chỉ có 5 năm sau ngày xuất ngũ, cựu quân nhân này đã có một cơ ngơi lý tưởng. Từ nghề gia truyền làm chiếu cọ, anh đã mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia ở châu Á và châu Âu...”.

Biên tập: Đoạn trên là trích trong bài viết về một cựu quân nhân làm kinh tế giỏi. Cách viết uyển chuyển, dễ đọc, xong có “tiểu tiết” không chuẩn - ấy là “nghề gia truyền”. Xin thưa, nói về nghề gia truyền là nghề đó được truyền từ đời tổ tiên, ông cha tới con cháu, thế hệ hậu sinh phải giữ được nghề của cha ông. Còn với cựu quân nhân Hùng ở lại lập nghiệp trên Tây Bắc mà học được nghề làm chiếu cọ truyền thống ở đây mà lại nói, lại viết là “nghề gia truyền” thì không đúng.

Biên tập đoạn trên chỉ cần thay cụm từ “Từ nghề gia truyền làm chiếu cọ” thành “Từ nghề truyền thống làm chiếu cọ ở đây”, là đúng.

Tô Thành Tuyên 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top