Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Công an vào cuộc vụ phóng viên bị dọa giết cả gia đình

16:37 13/02/2023 - Pháp luật
Chiều 12/2, Công an phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng xác nhận đang vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc anh Hoàng Quân (bút danh Hoàng Quân, SN 1985, trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng)  -  phóng viên Chuyên đề Công an TP Hồ Chí Minh- Báo CAND bị đối tượng lạ điện thoại chửi bới, dọa giết cả gia đình.

Trước đó, từ đêm 11/2, phóng viên Hoàng Văn Quân đã đến Công an phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) trình báo về việc bị người lạ gọi điện thoại chửi bới, dọa giết cả gia đình. Theo trình báo của phóng viên Hoàng Văn Quân, vào lúc 15h49’ ngày 11/2, anh Quân đang ở nhà thì nhận được điện thoại từ số 0917279779, có giọng nói của người đàn ông, liên tiếp chửi bới, đe dọa giết cả gia đình anh.

Đơn trình báo vụ việc bị người lạ đe dọa của phóng viên Hoàng Quân. 

Qua điện thoại, người đàn ông này xưng là làm doanh nghiệp và tự giới thiệu là anh của bà T.T.H (SN 1983, trú quận Hải Châu) - liên quan trong bài viết đăng trên Chuyên đề Công an TP Hồ Chí Minh do phóng viên Hoàng Quân thực hiện.

"Sau khi nghe cuộc điện thoại trên trong thời gian 7 phút 4 giây, bị người đàn ông liên tục chửi bới, dùng lời lẽ dọa giết cả gia đình (gồm tôi cùng vợ và các con nhỏ) thì tôi rất hoang mang, lo lắng. Vợ con tôi cũng hoảng loạn, lo lắng", anh Quân viết trong đơn trình báo.

Sau khi sự việc xảy ra, phóng viên Hoàng Quân đã báo cáo sự việc đến lãnh đạo Ban Chuyên đề Công an TP Hồ Chí Minh, đồng thời gửi đơn trình báo, đề nghị điều tra làm rõ vụ việc đến Công an nơi cư trú. 

Theo Luật sư Nguyễn Anh Tuấn - Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng, khoản 12 Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định nghiêm cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên. Còn tại Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản quy định rõ mức phạt đối với hành vi đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 

Phóng viên Hoàng Quân trình báo sự việc tại cơ quan Công an. 

Trong các trường hợp ở mức độ nghiêm trọng và tùy thuộc vào từng vi phạm cụ thể thì hành vi đe doạ giết người (nhà báo, người thân nhà báo) còn có thể bị xử lý hình sự về tội "Đe dọa giết người".

Theo Điều 133 BLHS năm 2015, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Ngoài ra, trường hợp đe doạ đối với 2 người trở lên hoặc đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân… thì người đe doạ có thể nhận mức phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.

Theo Báo Công an nhân dân

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top