
Chuyện chiếc máy in vượt ngàn hải lý ra đảo Trường Sa
-
Trong chuyến công tác ra Trường Sa cuối tháng 4/2022, tôi đã có dịp mang ra đảo Trường Sa Lớn một chiếc máy in ảnh Canon Lê Bảo Minh để tặng chiến sĩ và nhân dân trên đảo.
Nhà giàn DK1-18 Phúc Tần sừng sững giữa biển khơi
Hành trình của chiếc máy in thật gấp gáp. Cách ngày bay vào Cam Ranh mấy ngày, tôi có gọi điện cho anh Trung Hiếu – đại diện dự án của Canon Lê Bảo Minh về việc thiện nguyện ý nghĩa này. Rất nhanh, anh Trung Hiếu đã báo cáo các Sếp của Lê Bảo Minh trong TPHCM. Thủ tục xuất máy rất nhanh chỉ trong vòng vài ngày.
12h trưa ngày 22/4, tôi lóc cóc chạy xe máy chở cả vali quần áo đồ đạc từ nhà ở huyện Hoài Đức ra thẳng cửa hàng Canon Lê Bảo Minh ở 130 Giảng Võ. Mặc dù anh Trung Hiếu đang đi công tác tại Lào Cai nhưng anh đã dặn dò đâu ra đấy cho các nhân viên tại cửa hàng về việc bàn giao máy in này cho tôi.
Phóng viên tác nghiệp từ canô
12h45 tôi chạy xe máy về cơ quan để lên taxi ra thẳng sân bay. Tôi đến sân bay lúc 13h30. Theo lịch bay thì tôi đã đến trễ thời gian, có khả năng bị lỡ chuyến bay. Tuy nhiên, khi biết tôi là nhà báo mang quà ra đảo Trường Sa. Các nhân viên Bamboo Airways đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi lên máy bay cho kịp giờ đóng cửa máy bay. Thật may mắn.
13h45, chuyến bay vào Cam Ranh cũng khởi hành. Tôi là một trong hai hành khách vào muộn nhất, chỉ kịp bê theo chiếc máy in Canon Lê Bảo Minh theo lên khoang máy bay, không có thời gian để gửi đồ dưới khoang hành lý nữa. Tuy nhiên tôi rất vui vì cuối cùng vẫn ngồi được vào chiếc ghế máy bay với hành trang là chiếc máy in đựng trong hộp carton màu đỏ kia.
Tác giả và chiếc máy in Canon Lê Bảo Minh
Bay vào Cam Ranh vượt qua chặng đường hơn 1300 cây số đường hàng không, việc đầu tiên tôi làm là mặc chiếc áo nhiều túi (của Canon) mà anh bạn Trung Hiếu cho rồi chụp ảnh ngay cạnh chiếc máy in ảnh mà bao công vất vả đã lên được tàu bay cùng bạn đồng hành của nó, để mai đây còn ra Trường Sa Lớn trao cho các chiến sĩ và nhân dân trên đảo.
Sau ba ngày tự cách ly tại khách sạn Trường Sa, chúng tôi được test PCR Covid trước khi lên tàu. Đoàn công tác số 5 của chúng tôi được vinh dự lên tàu Kiểm ngư 490 – con tàu hiện đại nhất của chúng ta hiện nay với chiều dài hàng trăm mét, có thể chứa được 3-400 người. Cùng đoàn công tác với tôi còn có Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh, Chuẩn đô đốc Nguyễn Thế Tốt - Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải Quân, cùng các đoàn của các Bộ Thông tin & Truyền thông, đoàn các tỉnh thành phố và đoàn công tác của các trường Đại học,… trong cả nước.
Đại úy Thân Trọng Lâm giải thích hải trình cho thành viên đoàn công tác
Đêm đầu tiên trên tàu, tôi gặp những người bạn đồng hành mới từ các vùng miền của tổ quốc, những chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam, những chiến sĩ kiểm ngư thân thiện. Tôi có chia sẻ với mọi người về việc được Canon Lê Bảo Minh tài trợ cho một chiếc máy in ảnh để mang ra tặng đảo Trường Sa Lớn. Ai ai nghe xong cũng chúc mừng và bảo rằng, chiếc máy in sẽ rất có ích với các chiến sĩ và nhân dân nơi đảo xa. Họ có thể gửi những bức ảnh chụp rồi in trên máy để gửi về đất liền. Đó là công việc thiện nguyện rất hay và ý nghĩa của Canon Lê Bảo Minh.
Nghĩa tình Quân - Dân trên đảo Sinh Tồn
Đoàn công tác số 5 của chúng tôi mất một ngày rưỡi để vượt hơn 330 hải lý đến với đảo Sinh Tồn – hòn đảo đầu tiên trong hành trình của đoàn chúng tôi. Tiếp đó tàu kiểm ngư 490 vượt hàng chục đển hàng trăm hải lý để đến thăm các đảo Cô Lin, đảo Đá Lát, đảo Núi Le, đảo Tốc Tan, đảo Trường Sa Đông, đảo Đá Tây. Hai điểm cuối chúng tôi đến là đảo Trường Sa Lớn và Nhà Giàn DK1. Trong đó, đảo Trường Sa Lớn chính là địa chỉ mà tôi sẽ trực tiếp bê chiếc máy in Canon Lê Bảo Minh xuống tận nơi tặng các chiến sĩ và người dân trên đảo. Đi rồi mới biết, biển đảo của chúng ta đẹp vô cùng. Chúng ta – con dân của nước Việt Nam thân yêu phải có những hành động thiết thực để bảo vệ biển đảo đất nước, hết sức chăm lo quan tâm cuộc sống của các chiến sĩ và nhân dân trên các đảo. Ai có nhiều tặng quà nhiều, ai có ít tặng quà ít. Riêng việc Canon Lê Bảo Minh tài trợ hẳn một chiếc máy in ảnh là việc rất có ý nghĩa và độc đáo cho các chiến sĩ và nhân dân trên đảo.
Đồng chí Nguyễn Hải Ninh - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa phát biểu tại đảo Trường Sa Lớn
Tại buổi tặng quà cho chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa Lớn, không khí thật xúc động khi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chia sẻ về những khó khăn của các chiến sĩ và nhân dân trên các đảo đồng thời là những lời động viên, tri ân tốt đẹp nhất dành cho các chiến sĩ và nhân dân tại những “cột mốc chủ quyền đất nước”. Sau khi nhận những phần quà từ các Bộ ban ngành và đại diện các tỉnh thành, các chiến sĩ đảo Trường Sa lớn rất bất ngờ khi tôi ra nói chuyện đề nghị các anh nhận chiếc máy in ảnh Canon Lê Bảo Minh.
Đồng chí chính trị viên đảo Trường Sa Lớn cám ơn tấm lòng của đoàn công tác đã mang chiếc máy in ảnh tặng cho chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Đồng chí cho biết từ nay, việc in ảnh thẻ cho các chiến sĩ và nhân dân trên đảo sẽ được thực hiện hết sức dễ dàng nhờ có chiếc máy in ảnh Canon Lê Bảo Minh này.
Những phần quà được NSND Trần Mạnh Cường trao cho các chiến sĩ và nhân dân đảo Trường Sa Lớn, trong đó có chiếc máy in ảnh Canon Lê Bảo Minh
21h tối 1/5 chia tay các chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa Lớn. Chúng tôi rất xúc động, nhiều người đã không kìm nổi nước mắt. Xa xa, vẫn trông thấy các chiến sĩ và nhân dân trên đảo vẫy chào, trên tay họ, lá cờ đỏ Tổ quốc tung bay như muốn gửi gắm tình cảm thân thương cho những người từ đất liền vừa đến thăm họ.
Qua chuyến công tác này, chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn vai trò của những phóng viên, nhà báo trong công tác tuyên truyền về biển đảo - lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Lẩm nhẩm câu hát “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa. Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà”, mỗi thành viên trong đoàn công tác càng thấy yêu quê hương đất nước và tự nhủ sẽ còn tiếp tục tham gia những chuyến công tác Trường Sa trong những năm tiếp theo, cùng với sự chuẩn bị về vật chất, tinh thần chu đáo hơn dành cho các chiến sĩ và nhân dân nơi đảo xa.
Một số hình ảnh do tác giả ghi lại tại các đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa:
Canô tiếp cận đảo chìm Tốc Tan B
Khuôn mặt quyết tâm của chiến sĩ Biện Văn Thuận tại đảo Trường Sa Lớn
Những chiến sĩ ngày đêm canh giữ biển trời tại đảo Cô Lin
Chiến sĩ cờ hiệu hướng dẫn cano tiếp cận đảo Trường Sa Đông
Chiến sĩ đọc Tạp chí Người Làm Báo cập nhật thông tin
TS. Lê Đình Tân - Trưởng khoa Du lịch Đại học Công đoàn - một trong những thành viên tích cực thực hiện các chuyến thiện nguyện ra Quần Đảo Trường Sa
Không gian xanh tại Đảo Trường Sa Lớn
Lễ diễu binh trên đảo Trường Sa Lớn
Lớp học trên đảo Sinh Tồn
Đảo chìm Núi Le A
Những công trình khang trang trên đảo Đá Tây A
Những phút giao lưu văn nghệ quý giá giữa đoàn văn công và các chiến sĩ
Từ Hải


Khởi động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch” năm 2023

Tọa đàm “Thanh niên sáng tạo, chủ động trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay"

Phát động Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm 2023

Diễn đàn báo chí và doanh nghiệp Thủ đô: Giữ vững niềm tin, tiếp bước đi lên

Hà Nội tổ chức đồng loạt 26 điểm quyết toán thuế năm 2022

Lan tỏa tinh thần chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Báo Sức khỏe và Đời sống ký giao ước thi đua xây dựng môi trường văn hóa báo chí

Quân ủy Trung ương gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí đầu xuân

“Phá vỡ mọi giới hạn” - Bí quyết nghề dẫn chương trình của Thuỳ Trâm

Hội đồng hương Nam Trực tại Hà Nội: Nghĩa tình quê hương “Bến Ngọc đường Vàng”
