Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên chất vấn

23:13 17/11/2016 - Quốc hội khóa XV
Ngày 17/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV

Bế mạc phiên chất vấn Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: chinhphu.vn

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, trên cơ sở ý kiến của cử tri và nhiều đại biểu, Quốc hội phê phán nghiêm khắc trước Quốc hội và cử tri cả nước đối với ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Vì ông Vũ Huy Hoàng đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác tổ chức, cán bộ thời gian đảm nhiệm chức vụ trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi và xây dựng. Tổng cộng có hơn 200 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn; trong đó, có hơn 20 lượt đại biểu đặt câu hỏi đối với Thủ tướng, có hơn 35 lượt đại biểu đặt câu hỏi tranh luận.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một số nội dung tập trung khắc phục trong thời gian tới. 

(1)- Đối với lĩnh vực công thương

- Chủ động tích cực rà soát, làm rõ trách nhiệm của Bộ Công thương, các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt và thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, có giải pháp khẩn trương, quyết liệt, cụ thể cho từng dự án để tránh tiếp tục bị thất thoát, lãng phí.

- Tổng rà soát lại quy trình, tổ chức thực hiện, không để xảy ra tình trạng xả lũ đúng quy trình nhưng vẫn gây thiệt hại cho người dân. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón, sớm xây dựng hoàn chỉnh bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về phân bón; có cơ chế phối hợp, phân công rõ ràng trách nhiệm quản lý nhà nước đối với mặt hàng này.

- Triển khai nghiêm túc, đầy đủ quy định pháp luật về quản lý thị trường để đấu tranh với tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; có chính sách thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, sản phẩm nông nghiệp phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp; bảo đảm tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô theo lộ trình.

- Rà soát để bảo đảm quy hoạch các dự án phát triển điện theo lộ trình, gắn phát triển thủy điện với thủy lợi, có giải pháp phát triển các nguồn năng lượng khác để bảo đảm an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế.

(2)- Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường

- Rà soát, đánh giá tổng thể, có giải pháp cụ thể, khả thi, hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại khu vực nông thôn, khu công nghiệp, các làng nghề, ô nhiễm các dòng sông, ô nhiễm môi trường do sản xuất, khai thác than, vật liệu xây dựng, cát sỏi lòng sông, phát thải của các nhà máy nhiệt điện than.

- Giám sát chặt chẽ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường của dự án Formosa Hà Tĩnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ Dự án trước khi đi vào sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao chất lượng việc đánh giá tác động môi trường.

- Triển khai đồng bộ các biện pháp để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống xâm nhập mặn, hạn hán. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc đánh giá, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi  phạm trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên chất vấn sáng ngày 17/11. Ảnh: quochoi.vn

(3)- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Tiếp tục triển khai các giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới tổ chức thi cử theo lộ trình, không tạo áp lực cho nhân dân.

- Rà soát quy hoạch hệ thống các trường đại học, ngành nghề đào tạo và các giải pháp đồng bộ khác để từng bước khắc phục tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm.

- Đánh giá toàn diện việc thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đề án mô hình trường học mới (VNEN), có giải pháp khắc phục những tồn tại, bất cập theo hướng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

- Kiểm soát việc dạy thêm, học thêm; đảm bảo chất lượng chương trình, sách giáo khoa, phù hợp với định hướng đổi mới.

- Hoàn thiện các chính sách về cử tuyển đối với học sinh dân tộc thiểu số, gắn đào tạo với nhu cầu bố trí việc làm tại địa phương; có chính sách hỗ trợ đối với sinh viên dân tộc thiểu số các trường đại học, sau đại học tốt nghiệp loại khá, giỏi.

(4)- Đối với lĩnh vực nội vụ

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế gắn với sắp xếp bộ máy một cách hợp lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tăng cường tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và thực hiện công khai, minh bạch về tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng cán bộ, công chức; kịp thời phát hiện và xử lý dứt điểm các sai phạm.

- Sớm hoàn thiện Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý để áp dụng thống nhất; hoàn thiện chính sách tiền lương; tổ chức có hiệu quả công tác đánh giá cán bộ; nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức đối với cán bộ, công chức.

- Trên cơ sở ý kiến của cử tri và nhiều đại biểu quốc hội, Quốc hội phê phán nghiêm khắc trước Quốc hội và cử tri cả nước đối với Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 vì đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác tổ chức, cán bộ thời gian đảm nhiệm chức vụ trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ công thương, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Quốc hội yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý và người đứng đầu; khẩn trương rà soát để sửa đổi và bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu.

(5)- Đối với lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

Quốc hội ghi nhận Thủ tướng Chính phủ đã thẳng thắn trả lời và làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, cá nhân Thủ tướng Chính phủ trong việc kế thừa và tiếp tục tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến trong thời gian tới.

Quốc hội ghi nhận những cố gắng của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp thiết, nhất là việc xử lý các dự án đầu tư không hiệu quả; tăng cường quản lý, phát triển thị trường trong nước, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hỗ trợ sản xuất trong nước; xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường; ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn; nâng cao chất lượng đào tạo gắn giải quyết việc làm; khẩn trương khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ; nâng cao chất lượng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc liên quan đến sai phạm của cán bộ gây bức xúc trong dư luận thời gian qua theo quy định của pháp luật, đẩy nhanh cải cách hành chính, tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương...

Xem video bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (Nguồn: VTV)

Từ Hải (th)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top