Chủ động chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí

05:24 28/09/2023 - Diễn đàn
Ngày 27/9/2023, tại tỉnh Bến Tre (Cụm trưởng), cụm thi đua các tỉnh Bắc sông Hậu tổ chức hội thảo với chủ đề “Tích cực chủ động chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí trong tình hình hiện nay”.

Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Đến dự có đồng chí Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh: Bến Tre; Long An; Đồng Tháp; Tiền Giang; Trà Vinh và Vĩnh Long.

Nhà báo Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre, Cụm trưởng, nhà báo Tăng Chí Huấn, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh, phụ trách Cụm thi đua Bắc sông Hậu; đồng chí Võ Thành Đô, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre, chủ trì hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Thọ cho rằng, báo chí đã và đang tích cực thực hiện chuyển đổi số (CĐS) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ. Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre khẳng định, chuyển đổi số báo chí không còn là sự lựa chọn “muốn hay không” mà đã trở thành bắt buộc đối với từng cơ quan báo chí. Trở thành xu hướng tất yếu của báo chí, mang đến sự thay đổi lớn lao, toàn diện, tiếp tục tác động vào các yếu tố căn bản của nền báo chí truyền thống, tạo ra môi trường truyền thông số trên nền tảng công nghệ hiện đại. Chuyển đổi số là con đường báo chí cần phải tiến bước, chủ động triển khai, ứng dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để sáng tạo, sản xuất, phát triển các sản phẩm báo chí số tương thích với nhiều nền tảng, bởi “ ở đâu có người dùng ở đó sẽ có độc giả”....

 Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Đồng chí Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, chuyển đổi số báo chí (CĐSBC) là sự kết hợp yếu tố con người và công nghệ trong đó  yếu tố con người trong làm báo mang tính quyết định, không máy móc, công nghệ nào thay thế được kể cả cái gần đây chúng ta đang nói nhiều là trí tuệ nhân tạo. Vì vậy cần chú trọng tập trung tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị, kiến thức tốt, có đạo đức nghề nghiệp kết hợp với kỹ năng làm báo hiện đại.

Đại diện Chi hội Báo Đồng Khởi trực thuộc Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre tham luận tại hội thảo.

Đại diện Chi hội Báo Đồng Khởi trực thuộc Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre cho biết, cách mạng công nghệ 4.0 với sự kết hợp các công nghệ số đã và đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ trong toàn bộ hoạt động báo chí của nước ta hiện nay. Giữa môi trường truyền thông số, đội ngũ phóng viên được thỏa sức sáng tạo ra những sản phẩm truyền thông mới, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Những sản phẩm báo chí đa phương tiện ra đời như: Infographics, Mega story, e-Magazine, Long - form..đã không còn xa lạ với độc giả. Bên cạnh những cơ hội sáng tạo tuyệt vời đó thì cũng là thách thức không nhỏ đối với đội ngũ phóng viên trong việc trau dồi kỹ năng, cập nhật công nghệ và phải luôn làm mới những tác phẩm của mình.

Sự cạnh tranh giữa các loại hình báo chí, truyền thông, đặc biệt là các sản phẩm truyền thông mới vừa “gây áp lực” nhưng cũng vừa tạo động lực để nhà báo bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại. Để đủ sức tác nghiệp trong môi trường truyền thông số, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà báo trở nên cấp thiết, có tính chất quyết định, góp phần xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Cụ thể, kế hoạch chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Báo Đồng khởi đã đề ra mục tiêu chung là đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, góp phần vào sự nghiệp phát triển báo chí tỉnh nhà. Ngoài ra, Ban Biên tập Báo Đồng Khởi thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện làm báo theo mô hình hội tụ, đa phương tiện do Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ở Trung ương và địa phương tổ chức. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm từ báo bạn về cách thức làm báo đa phương tiện, hiện đại. Cử cán bộ phụ trách công nghệ thông tin tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng...

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Ban tổ chức tại hội thảo.

Đại diện Chi hội nhà báo Báo Ấp Bắc cho biết, các cơ quan báo chí tại Tiền Giang bước đầu đã có thích ứng với công cuộc chuyển đổi số. Các phóng viên, biên tập viên, cán bộ kỹ thuật của Báo Ấp Bắc và Đài PT - TH tỉnh Tiền Giang được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyển đổi số báo chí. Việc sử dụng các nền tảng số đã rút ngắn các công đoạn sản xuất các sản phẩm báo chí, đồng thời tạo ra sự tương tác trong quá trình làm việc giữa các phóng viên, biên tập viên, giữa cơ quan báo chí với người đọc, người nghe, người xem...Ngoài ra, Hội Nhà báo tỉnh thường xuyên phối hợp các cơ quan báo, đài, các ngành liên quan Sở Nội vụ, Sở Tài chính tuyển chọn, đào tạo; tiếp tục mở các lớp tập huẩn, bồi dưỡng, góp phần xây dựng những người làm báo vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ...

Bài, ảnh: Ngọc Bích

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top