Câu chuyện của Việt Sin và bài học về bảo vệ thương hiệu

23:35 28/08/2016 - Kinh tế
Trường hợp của Việt Sin đã đặt ra nhiều vấn đề cho doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc minh bạch thông tin sản phẩm và bảo vệ thương hiệu của mình.

Sản phẩm Viet Sin xuất hiện nhiều trên thị trường Ảnh: nld.com.vn

Thời gian qua, dư luận và người tiêu dùng rất hoang mang trước việc một số sản phẩm của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Sin bị các cơ quan chức năng phát hiện có vấn đề về an toàn thực phẩm.

Lãnh đạo Công ty Việt Sin đã thừa nhận có sự sai sót và gửi lời xin lỗi đến khách hàng, đồng thời cam kết những sản phẩm trên vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Việt Sin được thành lập từ năm 1997, là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến thực phẩm, hiện sở hữu 116 nhãn hàng khác nhau trong đó đang cho lưu hành 60 sản phẩm chất lượng cao. Thương hiệu Việt Sin gắn liền với những sản phẩm thức ăn nhanh như Cá Viên, Bò Viên, Chả Giò, Giò Thủ, Chả Lụa, Há Cảo...

Tuy nhiên, vào đầu tháng 6/2016, đoàn kiểm tra của Cảnh sát môi trường (PC49) Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra kho hàng của Công ty này và phát hiện 177 kg sản phẩm thành phẩm đã hết hạn sử dụng; 64 kg ruột heo muối không có giấy chứng nhận kiểm dịch; trong khu sản xuất của Viet Sin còn có 5 lít màu caramen dùng để tạo màu cho sản phẩm, hơn 125 kg bò viên GoGo không được công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm trong kho lạnh...

Theo kết quả giám định của Trung tâm Giám định pháp y Thành phố Hồ Chí Minh công bố, kết quả phân tích không tìm thấy ADN của bò trong hai mẫu bò viên (mẫu GoGo phát hiện ADN của cá, mẫu Merlion có ADN của trâu).

Sự việc này được thông tin đã khiến dư luận, người tiêu dùng không ít lo lắng. Bản thân Việt Sin cũng “ rơi vào tình trạng hoang mang” như lời bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty này chia sẻ với báo chí.

Lô nguyên liệu thịt trâu để sản xuất cho bò viên Phương Trang (được in rõ ràng trên bao bì và hồ sơ công bố chất lượng vệ sinh an toàn sản phẩm số 3761/2015, có thành phần thịt trâu) và lô nguyên liệu thịt bò để cạnh nhau trong kho nguyên liệu…. dẫn đến sự nhầm lẫn. Lô hàng này cũng chưa hề xuất bán ra ngoài thị trường - bà Tâm trần tình.

Sau sự việc này, Công ty đã tách hai sản phẩm ra những khu riêng biệt để tránh lặp lại và chuyển lời xin lỗi tới người tiêu dùng. Công ty Việt Sin đã ngưng sản xuất và gia công 10 sản phẩm thuộc danh mục bị kiểm tra.

Về việc 9 sản phẩm sử dụng bao bì sản phẩm của công ty TNHH Việt Sin thay vì Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Sin, bà Tâm cho rằng đây chỉ là vấn đề mẫu mã bao bì. Do Công ty chuyển đổi từ TNHH sang cổ phần, lượng bao bì cũ còn dư nhiều nên Việt Sin đã xin phép gia hạn sử dụng bao bì cũ.

Những bao bì này hoàn toàn không chứa chất độc hại và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Còn những sản phẩm của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Sin được cho là chưa có hồ sơ công bố không phù hợp với quy định an toàn thực phẩm thì xuất phát từ việc chưa thay đổi mẫu bao bì của Công ty từ TNHH sang cổ phần.

Vì vậy, đây cũng chỉ là vấn đề mang tính thủ tục mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi những rắc rối này xảy ra, Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Sin mới sử dụng bao bì mới mang đúng tên mình - việc mà lẽ ra phải làm từ trước khi chuyển đổi mô hình cũng như chuẩn bị cho việc cung cấp những sản phẩm mới ra thị trường.

Việc này đã đẩy Công ty Việt Sin rơi vào tình trạng “tình ngay lý gian” và xuất phát từ sự chuẩn bị thiếu thấu đáo, chưa chuyên nghiệp từ khâu công bố thông tin sản phẩm, mẫu mã bao bì, nhận diện thương hiệu... đến quy trình kiểm soát nguyên liệu còn bất cập.

Chuyện đúng sai chưa bàn tới, nhưng vụ việc này cũng để lại không ít băn khoăn, lo lắng cho người tiêu dùng. Những thiệt hại về kinh tế, đặc biệt uy tín, lòng tin của người tiêu dùng dành cho các sản phẩm của Công ty Việt Sin khá rõ ràng khoảng 20 tỷ đồng.

Đây cũng chính là bài học đắt giá cho Việt Sin nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhất là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Nguồn: TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top