Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Nhà máy nước sạch Chùa Hang có nguy cơ bị ô nhiễm

Công ty TNHH Thương mại Thành Hiệu là đơn vị quản lý và sử dụng công trình khai thác Nhà máy nước sạch Chùa Hang. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên đang thực hiện thu hồi giải phóng mặt bằng phục vụ dự án nhà ở Cao Ngạn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước đầu vào của nhà máy. Công ty đã kiến nghị nhiều lần đến các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên, đến nay dự án vẫn chưa được xem xét, điều chỉnh quy hoạch phù hợp để giảm thiểu tác động đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực giếng Mắt Rồng (thuộc Nhà máy cấp nước Chùa Hang).
Thái Nguyên:

Giếng Mắt Rồng nơi sản xuất nước sạch và cấp nước cho phường Chùa Hang và khu vực lân cận_Ảnh: Trà Vũ.

Nhà máy nước sạch Chùa Hang là nơi cung cấp nước sạch cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường Chùa Hang, thành phố Thái nguyên và các khu vực lân cận được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cấp giấy phép khai thác số 2539 ngày 21/10/2022, thời hạn khai thác là 10 năm, phạm vi khai thác tại điểm xuất lộ nước ngầm tự nhiên dưới giếng Mắt Rồng được hình thành trong tầng chứa nước khe nứt trầm tích Cabonat, hệ tầng Bắc Sơn. Vị trí giếng Mắt Rồng thuộc thửa đất số 424, tờ bản đồ số 17, xung quanh được xây tường bao để thu gom tích trữ nước có dạng hình chữ nhật kích thước 12,44mx 15,40m.

Căn cứ quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án, khu nhà ở Cao Ngạn của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực giếng Mắt Rồng được tính từ tâm giếng tọa độ X,Y ra các điểm quy hoạch là 20m không nhận được sự đồng thuận của doanh nghiệp quản lý và khai thác nguồn nước sạch này. Ngoài ra doanh nghiệp cũng kiến nghị rằng việc Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên ra quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng khi chưa thống nhất biên bản kiểm đếm là thiếu khách quan.

Căn cứ theo Thông tư số 24/2016/TT- BTN&MT ngày 09/09/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

Điều 6: Đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô trên 10m3/ ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 20m tính từ miệng giếng.

Đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô từ 3.000m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 30m tính từ miệng giếng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực giếng Mắt Rồng đang thấp hơn nhiều tính đến Coss0 của các công trình hạ tầng của khu nhà ở Cao Ngạn đã được quy hoạch. Nhận định về vấn đề này ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Nước ở trong hang caxtơ nên nguồn xuất lộ là chưa rõ ràng và chưa biết được chính xác. Chính vì vậy theo quan điểm của ông nên tính từ miệng giếng, tính từ những điểm bao quanh xuất lộ của giếng Mắt Rồng để tính phương án hành lang bảo vệ cho nguồn nước. Giếng Mắt Rồng là nguồn nước rất quý cho khu vực Thái Nguyên và các khu vực lân cận, cho nên tất cả các công trình xây dựng xung quanh khu vực hạn chế không để cho các nguồn nước ô nhiễm chảy vào khu vực miệng giếng. Khi giếng caxtơ bị ô nhiễm ở nguồn xuất lộ thì rất nguy hiểm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh của giếng và nguy hiểm những vùng khác mà chúng ta chưa biết hết được.

Theo phản ánh của ông Trần Thọ Khang, tổ trưởng tổ dân phố số 4 phường Chùa Hang cho biết, hiện nay toàn bộ các hộ dân trên địa bàn đều sử dụng nguồn nước do Nhà máy nước Chùa Hang cung cấp, nếu dự án không điều chỉnh phù hợp, xác định lại hành lang bảo vệ an toàn của giếng Mắt Rồng thì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân là rất lớn. Do đó cá nhân ông và toàn bộ người dân đề nghị các cơ quan chức năng cần xác định lại hành lang của giếng Mắt Rồng nhằm bảo đảm nguồn nước sạch để cung cấp cho người dân.  

Hiện nay, vấn đề nước sạch và nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt đời sống hằng ngày đang ngày càng trở nên thiết yếu và cấp bách hơn bao giờ hết. Thiếu nước phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và cả trong chế biến công nghiệp đã và đang là thực trạng đáng báo động. Do đó, trước thực trạng trên để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước đầu vào của Nhà máy sản xuất nước sạch Chùa Hang, rất cần các cơ quan chức năng có biện pháp và phương án thi công phù hợp để bảo vệ vùng bảo hộ vệ sinh nguồn nước, bảo vệ hiện trạng sử dụng khai thác vận hành của giếng Mắt Rồng; tránh nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân quanh khu vực về lâu dài do ảnh hưởng của dự án khác tạo nên.

Trà Vũ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.