BSR hợp tác nghiên cứu về công nghệ trung hòa carbon trong lĩnh vực dầu khí

Vừa qua, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã có buổi làm việc với Tập đoàn ENEOS/ERI (Nhật Bản) và Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) về dự án hợp tác nghiên cứu công nghệ trung hòa carbon trong lĩnh vực dầu khí hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (NetZero) vào năm 2050.

Về phía đối tác, có ông Aramaki Satoshi, Trưởng đoàn công tác cùng các chuyên gia nghiên cứu dự án của Tập đoàn ENEOS/ERI (Nhật Bản) và ông Lê Hồng Nguyên, đại diện Viện Dầu khí Việt Nam (VPI). Về phía BS, có ông Mai Tuấn Đạt, Phó Tổng Giám đốc, ông Đặng Ngọc Đình Điệp, Phó Giám đốc NMLD Dung Quất, đại diện lãnh đạo và các chuyên gia, cán bộ chuyên trách thuộc Ban Nghiên cứu Phát triển (NCPT) BSR.

Mục tiêu của dự án này là tăng cường mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Nhật Bản và Việt Nam thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ trung hòa carbon của Nhật Bản trong lĩnh vực dầu khí.

Quang cảnh buổi làm việc giữa BSR, VPI và Tập đoàn ENEOS/ERI (Nhật Bản) nghiên cứu công nghệ trung hòa carbon trong lĩnh vực dầu khí.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc BSR Mai Tuấn Đạt cho biết: “BSR hoan nghênh sáng kiến hợp tác với Tập đoàn ENEOS/ERI và VPI để hướng tới mục tiêu cân bằng phát thải carbon, NetZero vào năm 2050. BSR mong muốn trao đổi, tìm hiểu thêm thông tin về các công nghệ trung hòa carbon đã áp dụng thành công tại Nhật Bản để tìm ra các giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện của NMLD Dung Quất. Đặc biệt, BSR quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (Sustainable Aviation Fuel - SAF) và tìm kiếm, quy hoạch các nguồn nguyên liệu sinh học tiềm năng (ví dụ như Vi tảo…) để mở ra những cơ hội phát triển mới cho BSR trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu”.

Ông Aramaki Satoshi, đại diện Tập đoàn ENEOS/ERI khẳng định: "Chúng tôi rất vinh dự khi được hợp tác với BSR và VPI. Đây là cơ hội để chúng tôi cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và công nghệ tiên tiến, hướng tới mục tiêu chung về chuyển dịch năng lượng và phát triển bền vững. Chúng tôi cam kết sẽ đóng góp hết mình để đạt được những thành tựu mới, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên và cộng đồng".

Đoàn nghiên cứu của Tập đoàn ENEOS/ERI (Nhật Bản), VPI và BSR  tại buổi làm việc.

Các chuyên gia của phía Nhật Bản đã giới thiệu chi tiết lộ trình và các giải pháp giảm phát thải carbon được Tập đoàn ENEOS/ERI lên kế hoạch áp dụng trong giai đoạn 2025-2040, ví dụ như: sử dụng năng lượng tái tạo, hydro, nhiên liệu trung hòa carbon, ứng dụng thu hồi, lưu trữ carbon (CCS), trồng rừng, xây dựng mô hình nền kinh tế tuần hoàn… Thông qua đó, BSR cũng thu thập thêm được những thông tin hữu ích, là nền tảng cơ sở để tiếp tục triển khai nghiên cứu, áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất tại NMLD Dung Quất.

Cũng tại buổi làm việc, các bên tham gia đã thống nhất các nội dung, chương trình, định hướng hợp tác trên cơ sở đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ trung hòa carbon vào lĩnh vực dầu khí của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu đề xuất lộ trình chuyển dịch năng lượng cho NMLD Dung Quất trong thời gian tới.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top