BSR đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng cho giai đoạn mới

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã vượt qua năm 2024 với nhiều thách thức từ những biến động khó lường trên thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực lọc hóa dầu; qua đó đưa ra nhiều giải pháp và chiến lược phát triển để sẵn sàng bứt phá năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, biến động

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, Tổng Giám đốc BSR Nguyễn Việt Thắng đã thông tin đến các cổ đông về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty trong năm 2024. Theo ông Thắng, thị trường lọc hóa dầu năm 2024 chịu nhiều tác động bất ổn: căng thẳng địa chính trị, giá dầu biến động thất thường, và biên lợi nhuận lọc dầu (crack margin) liên tục lao dốc. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà máy lọc dầu lớn trên thế giới đã phải đối mặt với khó khăn, thậm chí là tạm ngừng hoạt động hoặc cắt giảm công suất.

ĐHĐCĐ lần này của BSR được kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều quyết sách quan trọng vào năm 2025 trong bối cảnh ngành lọc hoá dầu được dự báo gặp rất nhiều khó khăn.

Nhờ áp dụng nhiều giải pháp điều hành linh hoạt, tối ưu hóa nguồn lực nội tại, BSR đã duy trì vận hành Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất với công suất trung bình lên tới 115%. Đặc biệt, thời điểm bảo dưỡng tổng thể lần 5 vào tháng 4/2024 đã được hoạch định hợp lý, trùng với giai đoạn giá dầu thô giảm sâu, giúp giảm thiểu thiệt hại tài chính. BSR cũng triển khai hàng loạt giải pháp điều hành hiệu quả như tối ưu hóa cơ cấu sản phẩm, tiết giảm chi phí, kiểm soát tồn kho hợp lý và quản trị dòng tiền hiệu quả.

Kết thúc năm 2024, BSR ghi nhận sản lượng sản xuất đạt 6,58 triệu tấn, vượt 15% kế hoạch; sản lượng tiêu thụ đạt 6,45 triệu tấn, tăng 14% so với mục tiêu đề ra. Doanh thu hợp nhất đạt gần 125.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 13.000 tỷ đồng.

Toàn bộ hoạt động vận hành và bảo dưỡng của BSR trong năm qua đều bảo đảm an toàn tuyệt đối, với gần 50 triệu giờ công không xảy ra sự cố. Sau đợt bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5, chỉ số hiệu quả năng lượng (EII) của NMLD Dung Quất đã đạt mức dưới 100, minh chứng cho nỗ lực tối ưu hóa vận hành và tiết kiệm năng lượng của BSR.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc BSR báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2025 với ĐHĐCĐ. Năm 2024, BSR hoàn thành các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu và nộp ngân sách theo kế hoạch được đại hội đồng cổ đông thông qua.

"Với kết quả này, BSR tiếp tục hoàn thành vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp cho tăng trưởng của Petrovietnam, đảm bảo nộp ngân sách Nhà nước và lợi ích cổ đông", ông Nguyễn Việt Thắng, Giám đốc BSR nhấn mạnh.

Việc vượt qua một năm 2024 đầy sóng gió, biến động đã chứng minh bản lĩnh và nội lực của BSR. Với chiến lược phát triển rõ ràng và nguồn lực đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, BSR hoàn toàn có thể tự tin tiến bước vào năm 2025.

Tập trung vào dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất

Trong năm 2024, BSR cũng đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch 5 năm 2026-2030 với mục tiêu hoàn thành dự án nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất và mức tăng trưởng tối thiểu bằng mức tăng trưởng được Chính phủ giao cho Petrovietnam. Đồng thời, BSR cũng cập nhật Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2050, theo mô hình tổng công ty, tập trung đầu tư phát triển hóa dầu và các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao và thâm nhập vào thị trường bán lẻ sản phẩm hóa dầu.

BSR sẽ tập trung thực hiện Dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất.

Trong năm 2025, BSR dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức như: thị trường năng lượng vẫn biến động, xu hướng phát triển năng lượng tái tạo tác động đến nhu cầu nhiên liệu hóa thạch, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà máy lọc dầu trong khu vực. Tuy nhiên, lãnh đạo BSR nhận định đây là giai đoạn tuy thách thức nhưng có nhiều cơ hội, khi nhu cầu các sản phẩm hóa dầu như polypropylene (PP) gia tăng, cơ hội xuất khẩu mở rộng, và xu hướng chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả quản trị.

Theo kế hoạch năm 2025 đã được đại hội đồng cổ đông phê duyệt, BSR đặt mục tiêu sản xuất 6,69 triệu tấn sản phẩm, với khả năng đạt tới 7,3 triệu tấn nếu điều kiện thuận lợi. Doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 114.654 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế mục tiêu là 752 tỷ đồng và đóng góp ngân sách nhà nước khoảng 13.004 tỷ đồng.

Để đạt được các mục tiêu trong năm 2025, ông Bùi Ngọc Dương, Chủ tịch HĐQT BSR cho biết, BSR sẽ tập trung vận hành NMLD Dung Quất an toàn, ổn định, liên tục ở công suất và cơ cấu sản phẩm tối ưu phù hợp với nhu cầu, cũng như tình hình thị trường, tối đa hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, công ty nghiên cứu, xem xét cơ hội hợp tác với các đối tác có tiềm năng và năng lực để có các giải pháp phù hợp nhằm đa dạng và phát triển thị trường sản phẩm lọc hóa dầu; đẩy mạnh triển khai dự án nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư; đẩy mạnh công tác đầu tư, song song với củng cố hệ thống quản trị danh mục đầu tư; thực hiện công tác tái cấu trúc theo đề án đã được phê duyệt;...

Phát biểu tại đại hội, đại diện cổ đông lớn của BSR là Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), ông Bùi Minh Tiến, thành viên HĐTV Tập đoàn đánh giá cao sự nỗ lực vượt qua năm 2024 nhiều khó khăn, biến động của BSR; đồng thời đề nghị BSR tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp, tuân thủ chiến lược đã xây dựng để đưa công ty phát triển hơn nữa trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top